Thói quen triệu phú số 8: Khả năng chuyển bại thành thắng
Khả năng chuyển bại thành thắng là một thói quen quan trọng của những người thành công. Hầu hết người đời tưởng rằng người thành công không bao giờ nếm mùi thất bại, và rằng triệu phú hẳn... không bao giờ mất tiền. Với cách nghĩ như thế, họ đã “lập trình” cho mình tâm lý sợ thất bại và thua cuộc. Quan niệm sai lầm và méo mó này cản trở không ít người trên bước đường vươn tới thành công.
Sự thật, ai cũng có lúc thất bại vào một thời điểm nào đó trong đời. Và triệu phú là người thất bại nhiều hơn ai hết vì họ hành động nhiều hơn, thuyền to sóng cả. Quan trọng không phải ở chỗ bạn có thất bại hay không, mà ở chỗ bạn làm gì với những lần “xôi hỏng bỏng không” đó. Đây chính là điểm phân biệt giữa người giàu và nghèo.
Triệu phú có cách nhìn nhận và xử lý thất bại của mình rất khác người bình thường. Khi không đạt mục tiêu đề ra, họ không nghĩ là mình thất bại mà chỉ thấy mình học được kinh nghiệm! Đối với họ, thất bại không phải là kết thúc bi thảm, mà chỉ là một khúc quanh. Họ sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi, học hỏi từ kinh nghiệm này và thay đổi chiến thuật! Nếu thay đổi rồi mà vẫn không thành công, họ lại tiếp tục học hỏi, thay đổi phương pháp và thử lại lần nữa. Và cứ như thế cho đến khi đạt kết quả mong muốn. Họ không ngại làm tất cả những gì có thể cho tới khi thành công. Bằng cách đó, họ biến thất bại thành thắng lợi!
Hiếm có triệu phú nào gặt hái thắng lợi giòn giã ngay trong những vụ làm ăn đầu tiên. Thường họ chỉ đạt được giấc mơ tài chính sau những kinh nghiệm cay đắng và thất bại ê chề. Nhìn lại, nhiều người thừa nhận là nếu không có những quả đắng ấy, họ sẽ không bao giờ có trái ngọt hôm nay.
Câu chuyện có thật về Steve Jobs sẽ củng cố cho chúng ta niềm tin rằng, con người có thể biến một thất bại thảm hại thành thành công vang dội. Ở tuổi 21, Steve Jobs cùng một người bạn sáng lập ra Apple từ gara ô tô cũ vào năm 1976. Bốn năm sau khi Apple lên sàn chứng khoán, Steve đã có trong tay 217 triệu đô và lúc ấy ông mới 25 tuổi.
Apple tiếp tục đà tăng trưởng phi thường của mình, đặt ra yêu cầu cần có một ban quản lý chuyên nghiệp để điều hành mọi việc trong công ty. Thế là năm 1983, Steve thuê John Scully làm Giám đốc điều hành. Tuy vậy, 2 năm sau, Giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị không chịu nổi Steve Jobs (ông nổi tiếng là người tâm tính thất thường) đã làm một cuộc “đảo chính” buộc ông phải ra đi trong nhục nhã, ở chính nơi mà ông sáng lập và đưa nó lên đài vinh quang như ngày nay. Tệ hơn nữa, Apple còn kiện lại Steve vì không làm tròn nhiệm vụ.
Lâm vào tình cảnh bị hất ra khỏi con thuyền của mình, nhiều người chắc chỉ còn cách xuôi tay để mặc những con sóng nhấn chìm mình. Nhưng nghĩ như thế thì đã không phải là Steve Jobs rồi. Con người phi thường này thấy trong thất bại của mình một bài học lớn (thói quen triệu phú số tám) và lấy lại thế chủ động thành lập một công ty mới mà ông đặt tên là NeXT (thói quen triệu phú số 2). Ông tin rằng NeXT có thể phát triển các phần cứng và phần mềm còn tốt hơn cả Apple. Ông có cuộc “phục thù” ngoạn mục chăng? Thật không may, phần cứng của NeXT lại là một thất bại khác. Không chùn bước, ông tiếp nhận các thông tin phản hồi từ thị trường và thay đổi hướng đi bằng cách thành lập phim trường hoạt hình Pixar. Hóa ra đây là một ý tưởng bạc tỷ bởi vì Pixar thành công vang dội kể từ khi cho ra đời bộ phim hoạt hình 3D hoàn toàn bằng đồ họa máy tính mang tên “Toy Story” (Câu chuyện đồ chơi).
Cùng lúc đó, vào năm 1995, công ty máy tính Apple đang ngấp nghé bờ vực phá sản do điều hành yếu kém và thiếu sản phẩm mới. Công ty lỗ từ 800 triệu đến 1 tỉ đô một năm và giá cổ phiếu rớt từ 18 đô xuống còn 3,8 đô. Tin rằng mình có thể cứu vãn Apple, Steve Jobs đồng ý trở lại làm Giám đốc điều hành với mức lương tượng trưng 1 đô (vì tiếng gọi của đam mê... thói quen triệu phú 5). Khi Steve trở lại, ông sa thải toàn bộ ban lãnh đạo yếu kém và tung ra các sản phẩm mang tính đột phá như iMac, iPod và iTunes. Hệ điều hành tiên tiến mà ông phát triển với NeXT được cải tiến thành Mac OS X rất được ưa chuộng. Kết quả, Apple biến từ một công ty đang có món nợ 1 tỉ đô thành công ty nghìn tỷ đô như bây giờ.
Trong bài diễn văn ra trường nổi tiếng của mình, Steve thừa nhận nếu không bị Apple sa thải, ông sẽ không bao giờ lập ra NeXT và hãng Pixar. Nếu không có Pixar, ông đã không trở thành đầu tàu trong thiết kế đồ họa và nếu không nhờ phần mềm NeXT mà ông phát triển, Apple sẽ không bao giờ có hệ điều hành Mac OS X tạo bệ phóng cho Apple thành công như ngày hôm nay. Đây chính là lý do mà nhiều bậc hiền nhân tin rằng “mọi sự trên đời đều có lý do của nó” và rằng “trong nguy có cơ”, nếu bạn biết cách “lớn lên” từ sai lầm và quyết tâm hành động.
Phần trước: Xem Tại đây
﹏﹏﹏
Tư vấn đầu tư có chọn lọc
Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp
Tham gia Room Premium (có thu phí) để nhận được những Siêu cổ phiếu
Ủy thác đầu tư chứng khoán
﹏﹏﹏
Liên hệ Inbox hoặc Zalo:
0985.000.888
Website: https://spcapital.vn
#spcapital #sppoint #dautucophieu #dautuchungkhoan
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận