menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
TS Hồ Quốc Tuấn

Thị trường Trung Quốc sập về thấp nhất 19 năm thì thị trường Việt Nam ra sao?

Có bạn hỏi mình vậy. Mình đơn giản trả lời - lý do gì bạn nghĩ dòng tiền ở Việt Nam với dòng tiền ở Trung Quốc hành động giống nhau?

Bạn tìm được lý do bạn sẽ có câu trả lời.

Đây là quan điểm của mình.

Trung Quốc:

- Nhà đầu tư nhỏ lẻ ở trạng thái "không gấp" nghĩa là tiền họ không có gì gấp bỏ ra đầu tư.

- Nhà đầu tư tổ chức nội địa đã đỡ thị trường nhiều phiên rồi, ở trạng thái cạn kiệt.

- Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm đầu tư vào Trung Quốc, sau quỹ phương Tây năm ngoái thì giờ đến các quỹ châu Á.

- Được cái tỷ suất lợi nhuận bán lẻ thấp nhất mọi thời đại.

- Vĩ mô yếu, rủi ro giảm phát, nhân khẩu học đáng lo, chính phủ không muốn tích cực hỗ trợ nền kinh tế, sợ rủi ro tăng lên lại. Trạng thái giảm bớt đòn bẩy và giảm rủi ro nền kinh tế theo đúng lộ trình (cái lộ trình đó đúng hay sai thì là chuyện khác).

Với nhà đầu tư Trung Quốc, tròn chơi chờ đợi là chiến lược hợp lý rồi. Đa số không muốn bỏ tiền ra lúc này khi mà ông chính phủ lên nói thẳng là không có nhu cầu bơm kích thích quá nhiều cho kinh tế.

Việt Nam:

- Nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng không cường điệu

- Nước ngoài cũng bán nhưng cũng có vốn vô, quan trọng không có áp lực giảm đầu tư mà vẫn là một thị trường được quan sát. Nói cách khác, chảy ra không quá nhiều, nhưng cũng không có tích cực nhảy vào.

- Có hi vọng nâng hạng treo trên đầu. Hi vọng là tin tốt (nhưng FTSE nâng hạng thì với nhiều quỹ không có tác động gì đến phân bổ vì họ không theo dõi FTSE EM danh mục).

- Vĩ mô vẫn duy trì tương đối ổn định về tỷ giá, lạm phát, so với khu vực. Thị trường lao động có yếu, nhưng tình hình chung của khu vực. Số thất nghiệp trong giới trẻ ở thành thị của Việt Nam chỉ 9-10%, Trung Quốc trên 15%. Số của Trung Quốc độ tin cậy cũng có vấn đề, nên không thể tranh luận chuyện độ tin cậy số liệu ở đây. Tin hay không tùy bạn.

- Chính phủ Việt Nam vẫn tích cực hỗ trợ nền kinh tế nhưng tiền hỗ trợ thực tế vẫn trông vào chi tiêu công, phải chạy nước rút 2 tháng cuối năm rồi ở rất nhiều tỉnh thành.

- Nhân khẩu học vẫn còn ổn.

- Không có rủi ro giảm phát.

Thời gian ngắn thì Việt Nam sáng hơn Trung Quốc. Nhưng nhà đầu tư vẫn có những lo lắng nhất định thể hiện qua sự ít sung mãn của dòng tiền.

Đó là vì đi uống cà phê sáng chưa nhìn thấy nhiều điểm sáng. Chỉ là chưa nhìn đâu cũng thấy đỏ, và lấy màu đỏ là màu chủ đạo cả năm như Trung Quốc thôi. Tại mấy cha bán cà phê không dùng màu tím.

===========

Bàn thêm về Trung Quốc

Trung Quốc đang ở thời điểm khó khăn nhất về dòng tiền vào BĐS, CK, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp lẫn các vấn đề về chính trị. Việt Nam ở thế tốt hơn một chút nhưng vẫn là thế gồng với rất nhiều doanh nghiệp và tình hình mấy tháng tới khá căng với họ, cần hỗ trợ tín dụng, nhưng ngân hàng làm sao ra được tiền là câu hỏi.

Về dài hạn, những khoản đầu tư về hạ tầng, greentech, và AI của Trung Quốc đang phát huy tác dụng rất là lớn.

Như bữa mình nói ở event ISEAS, dài hạn mình lạc quan về Việt Nam hơn chút nhưng mình vẫn lạc quan về Trung Quốc hơn. Vì tiền họ đầu tư nó đi vào công nghệ tiên tiến và cốt lõi nhất.

Cách mà Trung Quốc họ bỏ tiền ra đầu tư cho sinh viên họ đi nước ngoài học cũng rất bài bản. Ví dụ, học bổng CSC của Trung Quốc mấy năm trước quản lý rất bèo, chứ năm nay coi cách họ làm với trường mình, mình nói ngay ESRC của Châu Âu giờ phải đi học lại Trung Quốc cách người ta làm qui trình xét hồ sơ học bổng và qui trình giải ngân học bổng. Trước đây CSC quan liêu gấp 10 lần ESRC, thì nay ESRC mới là cái chỗ quan liêu hơn trong qui trình. Cái này mình làm hồ sơ cả chục năm nay cho sinh viên nên mình thấy liền.

Cái đáng lo của Việt Nam là vì có nhiều thứ thuận lợi hơn, nên áp lực cải cách sẽ rất ít và dễ bỏ dở giữa chừng.

Được cái, Việt Nam không có ideology chỉ có 1 đường chơi tới như cụ lãnh đạo của Trung Quốc , cũng không có áp lực cạnh tranh với tay to nên Việt Nam dễ thở hơn.

China giờ đã lộ bài và tham vọng, thì sẽ bị áp lực tứ phía. Các cường quốc sẽ thay nhau ép Trung Quốc , vì họ sợ Trung Quốc sẽ bự nữa. Nhưng họ vẫn không thể sống thiếu Trung Quốc (như một nhà sản xuất), và Trung Quốc vẫn không thể sống thiếu họ như một thị trường (xem ví dụ hình đầu ở dưới).

Người Mỹ không thể tự sản xuất được tất cả những gì mà họ và đồng minh cần với chi phí chấp nhận được. Người Trung Quốc không thể tự tiêu thụ nổi đống khối lượng sản xuất dư thừa mà họ đã tạo ra. Hai bên vẫn cần nhau. Tương tự bà con vẫn cần nhau trong chiến lược về AI, biến đổi khí hậu, căng thẳng Trung Đông, Châu Phi, già hóa dân số, .v.v

Vì vậy, về dài hạn, Trung Quốc vẫn sẽ phải có vốn vào nữa mà thôi.

Khi nào thì mình không biết. Giống như Nhật ai cũng nói nó tiêu rồi, thì nó lại bỗng nhiên leo lên trở lại (hình 2).

Quan trọng là giảm đầu tư ở mức giá cao và tăng đầu tư ở giá thấp hơn là được. Đáy ở đâu thì mình không biết.

Tóm lại:

- Đừng nên nhìn vào thị trường Trung Quốc hay Mỹ để suy tính dòng tiền cổ phiếu trong nước nhiều quá.

- Lối chơi trong nước vẫn là nhìn vào margin và tiền tươi của nhà đầu tư nội địa. Đừng kỳ vọng tiền của nước ngoài vào cổ phiếu nhiều quá, bài học Pakistan còn đó, nâng hạng hay không cũng không nhận được phân bổ nhiêu tiền đâu so với qui mô của nhà đầu tư nội địa. Nhưng thêm tiền ngoại có thể thêm chuyện kể để cường điệu anh em nội địa.

- Dẫn dắt thị trường vẫn là tâm lý của nhóm nhà đầu tư nội địa (toàn cầu lên đồng thì anh em sẽ vui thêm tí, chứ toàn cầu ông lên ông xuống thì phải tự vẽ câu chuyện ra thôi). Sau đợt đốt lò FLC, các đội lái bớt sung rồi. Thôi qua Tết tính.

- Điểm yếu nhất của Việt Nam so với Âu-Mỹ-Úc, như mình nói nhiều lần, là không có quỹ hưu trí mà dân phải bỏ tiền vào đó, và quỹ hưu trí bỏ tiền vào cổ phiếu hoặc trái phiếu DN rủi ro cao hơn tí. Mà vì sao dân bỏ tiền vào quỹ hưu trí, vì người ta bỏ vào được công ty top up phần tương ứng hoặc nhiều hơn, và lợi nhuận đầu tư được miễn/giảm thuế hoặc chuyển lỗ/lợi thế về thuế.

Việt Nam về cơ bản là không có dùng chính sách thuế để hỗ trợ cho ngành cổ phiếu/đầu tư cho về hưu chỗ nào cả. Vì sao thì bạn coi ngân sách đang căng như dây đàn trả chi thường xuyên rồi thì hỗ trợcái gì nữa.

Chính sách nào thì thị trường đó thôi.

Thị trường Trung Quốc sập về thấp nhất 19 năm thì thị trường Việt Nam ra sao?
Thị trường Trung Quốc sập về thấp nhất 19 năm thì thị trường Việt Nam ra sao?
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
TS Hồ Quốc Tuấn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

44 Yêu thích
10 Bình luận 35 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại