Thị trường tài chính 24h: Sắp có bộ chỉ số “kim cương“
VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp; Các ngân hàng đã xử lý nợ xấu đến đâu?; Tăng vốn ảo và những bài học; Cổ phiếu tốt sẽ được định giá chuẩn hơn; “Bẻ lái” thanh khoản giảm, cách nào?; Chứng khoán châu Á được tiếp thêm hy vọng; Dòng tiền từ Trung Quốc “bốc hơi” khỏi Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index mất mốc 975 điểm
Trong phiên sáng, diễn biến chủ đạo là tâm lý thận trọng cao độ khiến thanh khoản nhỏ giọt và thị trường thiếu động lực để hồi phục. VN-Index theo đo tuột mất ngưỡng 975 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực cầu vẫn tham gia khá yếu. Nhóm bluechip phân hóa nhưng diễn biến xấu dần, khiến VN-Index này chính thức chia tay vùng giá này khi đóng cửa.
Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, GAS tăng nhẹ 0,3%, VNM hồi nhẹ +0,7%. Còn lại TCB, VRE, SAB đứng giá tham chiếu, VIC - 0,7%, VHM -0,2%, VCB -0,4%, MSN -0,7%, BID -1,3%.
Ngoài ra, một số bluechip khác vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu như HPG, BVH, PLX, CTG…
Cổ phiếu FTM có phiên giảm sàn thứ 16 liên tiếp và lùi 7.580 với chỉ 1.010 cổ phiếu được khớp lệnh và dư bán sàn 11,33 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ
Hôm thứ Năm, trong cuộc điện đàm cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc, 2 bên đã nhất trí nối lại cuộc đàm phán thương mại vào đầu tháng 10 tới tại Washington.
Trong khi đó, báo cáo việc làm lĩnh vực tư nhân (ADP) cho thấy, số lao động tạo thêm trong khu vực này trong tháng 8 tăng nhanh nhất trong 4 tháng, dẫn đầu bởi những công việc trong lĩnh vực dịch vụ.
Một cuộc khảo sát khác cho thấy, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã tăng tốc trở lại trong tháng 8, từ mức yếu nhất trong gần 3 năm trong tháng 7, khi các đơn đặt hàng mới tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 trong bối cảnh lo ngại thương mại. Dữ liệu mới công bố giúp giới đầu tư giảm bớt lo lắng về suy thoái kinh tế.
Những thông tin trên giúp giới đầu tư hồ hởi xuống tiền, kéo phố Wall có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng, sau khi dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ tốt hơn dự kiến và chuẩn bị đàm phán thương mại với Trung Quốc đã khiến giới đầu tư móc hầu bao, mua mạnh cổ phiếu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,54% lên 21.199,57 điểm, Trong tuần, chỉ số này tăng 2,4%. Topix tăng 0,17% lên 1.537.10 điểm.
Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng tại 107,235 yên/USD chỉ sau một đêm, đã tạo đà bứt phá cho nhóm cổ phiếu xuất khẩu của Nhật với các điểm sáng như Nissan Motor Co tăng 2,5% và Honda Motor Co tăng 3%.
Chứng khoán Trung Quốc bật khá mạnh về cuối ngày, sau khi Bắc Kinh tuyên bố mạnh mẽ sẽ thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,46% lên 2.999,60 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,59% lên 3.948,51 điểm.
Trong tuần, CSI300 và SSEC đều tăng 3,9%, đánh dấu tuần tốt nhất kể từ cuối tháng Sáu.
Trung Quốc sẽ thực hiện cả việc cắt giảm lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho các ngân hàng một cách kịp thời, chính phủ Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp vào thứ Tư, một hành động nhằm tăng cường tín dụng có thể sắp xảy ra.
Chứng khoán Hồng Kông cũng tiến lên, sau khi chính quyền thành phố quyết định rút dự luật dẫn độ gây tranh cãi.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,66% lên 26.690,76 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,45% lên 10.430,67 điểm.
Trong tuần, HSI tăng 3,8% trong khi HSCE tăng 3,5%, mức tăng hàng tuần tốt nhất của cả 2 chỉ số kể từ cuối tháng Sáu.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,22% lên 2.009,12 điểm, nhờ vào việc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bớt căng thẳng.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ giảm tới 33,3 USD xuống 1.518,7 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục hạ nhiệt và về quanh 1.510 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 450.000 đồng/lượng chiều mua và 400.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 42,10 - 42,47 triệu đồng/lượng, giảm thêm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.138 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Các ngân hàng đã xử lý nợ xấu đến đâu?
Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 64.970 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
- Tăng vốn ảo và những bài học
Tăng vốn ảo có thể xếp vào dạng kinh điển vì nó không gắn với bản chất kinh tế thật nào và đa phần là để thu hút những nhà đầu tư nhẹ dạ, cả tin, hoặc tham lam đúng như “định luật bảo toàn tiền tệ”: Tiền không mất đi đâu mà chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác.
- Cổ phiếu tốt sẽ được định giá chuẩn hơn
Hiện nay, chỉ số P/E của các cổ phiếu ngân hàng trên được cho là khá hấp dẫn như MBB, VPB chỉ khoảng 7 lần, TCB là 8,7 lần, HDB gần 9 lần. Mức định giá này hấp dẫn hơn khi khi nhìn vào cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt mà các ngân hàng chi trả hàng năm thường ở mức 2 con số.
- “Bẻ lái” thanh khoản giảm, cách nào?
hanh khoản bình quân của thị trường chứng khoán trên cả 3 sàn trong 8 tháng vừa qua đạt 4.656 tỷ đồng, giảm 29,36% so với năm 2018. Tình trạng hụt thanh khoản trong khi quy mô vốn hóa tăng đang là điều khiến thị trường lo ngại.
- Thời của thương mại điện tử
Doanh thu bán lẻ từ kênh online của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh cho thấy, thương mại điện tử đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp lớn, nhỏ hay doanh nghiệp mới khởi đầu.
- Dòng tiền từ Trung Quốc “bốc hơi” khỏi Mỹ
Dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ và xu hướng này chưa dừng lại cho tới nay..
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận