Thị trường tài chính 24h: Quý IV sẽ hứa hẹn hơn với thị trường chứng khoán
VN-Index kết tuần trên 1.370 điểm; Lợi nhuận quý III của ngân hàng sẽ “ngấm” Covid-19; Sóng sánh cổ phiếu ngành gạo; Sáng, tối bức tranh lợi nhuận quý III; Kỳ vọng đà hồi phục của kinh tế, chứng khoán sẽ có "một quý bận rộn"; Châu Âu chia rẽ về cách ứng phó khủng hoảng năng lượng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 57,15 – 57,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 8 USD xuống 1.755,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi dần và trở lại lên 1.760 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,44 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.165 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.660 – 22.860 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,79 USD (+1,01%), lên 79,09 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,78 USD (+0,95%), lên 82,73 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng ở quanh mốc 54.000 USD thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và có thời điểm lên 56.000 USD, trước khi hạ nhiệt đôi chút về cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng lên trên 1.370 điểm
Thị trường dù tăng điểm tốt, tuy nhiên số mã tăng điểm lại ít hơn khá nhiều so với số mã giảm điểm. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại kịch bản kéo trụ để xả thị trường chung đã từng xảy ra ở vùng đỉnh cuối tháng 6.
Ngoài ra, thanh khoản cũng là vấn đề, nếu như ở phiên sáng nay giao dịch khá sôi nổi thì phiên chiều dù điểm số tăng rất tốt nhưng thanh khoản lại giảm
Nhóm bất động sản trở nên phân hóa, trong đó nhiều mã cũng quay đầu điều chỉnh do chịu áp lực bán ra như KBC, DXG, BCG, HDC, ITA, IJC, HBC…
Ở nhóm cổ phiếu phân bón, sau chuỗi ngày dài tăng nóng đã bị chốt lời khá mạnh khi đồng loạt đều quay đầu điều chỉnh với DCM, DPM, BFC, LAS, PMB, PSW, VAF có mức giảm 2-3%.
Nhà đầu tư họ Louis vẫn nối dài chuỗi ngày buồn khi các mã AGG, BII, VKC, AMG, APG, DDV vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục phục hồi phiên thứ hai liên tiếp trong ngày thứ Năm (7/10) sau những tin vui đến từ Washington.
Ngày 7/10, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer thông báo, các nhà lập pháp tại Thượng viện đã đạt thỏa thuận nhằm gia hạn mức trần nợ công đến đầu tháng 12, tránh nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng 10.
Ngoài ra, hỗ trợ thị trường còn đến từ dữ liệu cho thấy, tổng số người Mỹ lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 326.000 người trong tuần kết thúc ngày 02/10, thấp hơn con số dự báo 345.000 và giảm so với mức 364.000 người của tuần trước đó.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng theo chân Phố Wall đêm qua và khi các nhà đầu tư tích cực bắt đáy sau giai đoạn giảm sâu gần đây.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,34% lên 28.048,94 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,15% lên 1.961,85 điểm.
Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc tại bộ phận nghiên cứu của Tachibana Securities, cho biết: “Cổ phiếu Nhật Bản tăng do thị trường nước ngoài tăng điểm, nhưng mức tăng hôm nay chỉ là sự phục hồi sau những đợt giảm mạnh trước đó".
Kamada cho biết, không có chất xúc tác mới nào với cổ phiếu ở Nhật Bản, các nhà đầu tư đang chờ đợi các chính sách của chính phủ mới trước cuộc bầu cử hạ viện ngày 31/10.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất là của Eneos, đã giảm nhẹ 0,4%, bất chấp một báo cáo cho thấy, Eneos sẽ mua Japan Renewable Energ - công ty vận hành các nhà máy năng lượng mặt trời và năng lượng gió, với giá khoảng 200 tỷ yên (1,8 tỷ USD) từ Goldman Sachs và quỹ Singapore GIC.
Chứng khoán Trung Quốc tăng sau kỳ nghỉ lễ quốc khánh kéo dài một tuần, được hỗ trợ bằng dữ liệu dịch vụ và chủ trương xoa dịu căng thẳng chính trị với Mỹ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,67% lên 3.592,17 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,31% lên 4.929,94 điểm.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã quay trở lại tăng trưởng vào tháng 9 khi đợt bùng phát Covid-19 lớn ở tỉnh Giang Tô đã được kiềm chế.
Nhưng cổ phiếu các công ty bất động sản giảm 1,5%, khi thị trường mở cửa trở lại với ít manh mối về cách các cơ quan quản lý đề xuất ngăn chặn nguy cơ lây lan từ các vấn đề nợ nần của China Evergrande Group.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ và tài chính, trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ giảm bớt.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,55% lên 24.837,85 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,27% lên 8.775,65.
Chỉ số phụ về công nghệ thông tin tăng 2,2%, với Alibaba Group tăng 5,6%, mức tăng hàng ngày lớn nhất theo điểm chuẩn của thành phố. Các gã khổng lồ Internet Tencent Holdings và Meituan mỗi cổ phiếu thêm hơn 2%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm điểm do các nhà đầu tư kiềm chế đặt cược sau khi thị trường Trung Quốc trở lại sau kỳ nghỉ lễ và trước dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,11% xuống 2.956,30 điểm. Trong tuần, chỉ số giảm 2,08%.
Các cổ phiếu lớn dẫn đến sự sụt giảm với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 0,14% và 1,78%. Công ty nền tảng Naver cũng giảm 1,27%.
Samsung cho biết, lợi nhuận kinh doanh quý thứ ba của họ có thể tăng lên mức cao nhất trong3 năm do giá chip bộ nhớ và doanh số bán màn hình tăng.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lợi nhuận quý III của ngân hàng sẽ “ngấm” Covid-19
Lãnh đạo một số nhà băng thừa nhận, kết quả kinh doanh quý III/2021 khó tránh khỏi nguy cơ suy giảm do tác động của dịch Covid-19..>>
- Sóng sánh cổ phiếu ngành gạo
Nhu cầu gạo thế giới gia tăng, nhưng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều thách thức..>>
- Sáng, tối bức tranh lợi nhuận quý III
Bức tranh chung lợi nhuận quý III/2021 của doanh nghiệp niêm yết được dự báo khó sáng sủa, dù vậy vẫn có sự phân hóa giữa các ngành, các doanh nghiệp..>>
- Kỳ vọng đà hồi phục của kinh tế, chứng khoán sẽ có "một quý bận rộn"
GDP quý III tăng trưởng âm là điều đã dự báo trước và quý IV được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự hồi phục của nền kinh tế khi chuyển sang trạng thái “sống chung với Covid”..>>
- Châu Âu chia rẽ về cách ứng phó khủng hoảng năng lượng
Các nước châu Âu đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng tương đối nghiêm trọng, khi giá khí gaz, xăng dầu và điện đang tăng lên ở mức cao chưa từng thấy trong nhiều năm qua..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận