Thị trường tài chính 24h: Nhóm cổ phiếu thép vẫn đang hút dòng tiền
VN-Index lùi về dưới 1.260 điểm; Cảnh giác nợ xấu từ những khoản “siêu tín dụng; Ngành dầu khí: Gió đảo chiều; “Đu” cổ phiếu thép; Chứng khoán phái sinh: Vững vàng trước sóng gió quốc tế; Chứng khoán châu Á phân hóa; Nguy cơ Trung Quốc “xuất khẩu” lạm phát toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 17/5 tăng 130.000 đồng/lượng chiều mua vào và 30.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm nhẹ 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 56,02 – 56,39 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 17,4 USD lên 1.843,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần lên quanh 1.855 USD/ounce, nhưng đã hạ nhiệt nhẹ về gần 1.850 USD/oucne vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,13% xuống 90,21 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.160 đồng, giảm 16 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.940 - 23.140 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,04 USD (-0,06%), xuống 65,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) giảm 0,06 USD (-0,09%), xuống 68,65 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thêm một phiên mất hơn 7 điểm
Trong phiên sáng, mặc dù mở cửa khá thuận lợi nhưng áp lực bán dần gia tăng khiến VN-Index lùi xuống dưới tham chiếu.
Bước sang phiên chiều, sau ít phút trở lại sắc xanh, áp lực bán thường trực đã nhanh chóng đẩy VN-Index về dưới mốc tham chiếu và chốt phiên VN-Index thủng mốc 1.260 điểm.
Điểm sáng lác đác tại VHM +3,6%, NVL +2,6% và TCH, TPB, FPT tăng trong khoảng 1 - 2%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi ROS và FLC chỉ còn nhích nhẹ trên tham chiếu, nhưng thanh khoản vẫn giữ nhiệt sôi động với ROS khớp lệnh 34,44 triệu đơn vị, còn FLC khớp 32,62 triệu đơn vị.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng trong phiên thứ Sáu (14/5) nhờ lực mua bắt đáy sau khi nhận được dữ liệu kinh tế ổn định, khép lại tuần đầy biến động gây ra bởi nỗi lo lạm phát.
Dữ liệu cho thấy, người tiêu dùng Mỹ đã chi tiêu chậm lại trong tháng 4 với tổng doanh số bán lẻ duy trì ổn định quanh ngưỡng dưới 620 tỷ USD, gần như đi ngang so với tháng trước và tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020, giai đoạn dịch Covid-19 bùng nổ tại Mỹ.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 1,14%, S&P 500 giảm 1,39%, Nasdaq Composite giảm 2,34%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm, do lo lắng về tốc độ chậm chạp của chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 trong nước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,92% xuống 27.824,83 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,24% xuống 1.878,86 điểm.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Nhật Bản đã mở rộng tình trạng khẩn cấp tới ba tỉnh nữa trong một động thái phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng về sự lây lan của Covid-19.
Theo số liệu của Reuters, tốc độ tiêm chủng của Nhật Bản là chậm nhất trong số các quốc gia phát triển, với chỉ 3% dân số được tiêm chủng.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất hôm nay là Fujikura, giảm 15,4% sau khi nhà sản xuất dây cáp và các sản phẩm kim loại màu khác công bố kết quả kinh doanh đáng thất vọng.
Chứng khoán Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng, khi cổ phiếu tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe tiếp tục nới đà đi lên
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,78% lên 3.517,62 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 3/3. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,46% lên 5.184,99 điểm.
Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ theo dõi ngành tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe CSI300 lần lượt tăng 2,4% và 2,3%, sau mức tăng 2,1% và 2,4% trong phiên trước.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi cổ phiếu của các công ty công nghệ và vật liệu đi lên.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,59% lên 28.194,09 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,95% lên 10.503,84 điểm.
Dẫn đầu mức tăng là nhóm cổ phiếu công nghệ và vật liệu, lần lượt tăng 1,8% và 2,7% với các cổ phiếu nổi bật như Meituan, Baidu và Tencent lần lượt tăng 4,2%, 3,9% và 3%.
Chứng khoán Hàn Quốc sụt giảm, do tâm lý giới đầu tư bị ảnh hưởng bởi các trường hợp nhiễm mới Covid-19 tăng đột biến trên khắp Đài Loan, Singapore và các nơi khác trong khu vực.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,60% xuống 3.134,52 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cảnh giác nợ xấu từ những khoản “siêu tín dụng
Trong văn bản mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo về nợ xấu với khách hàng lớn - doanh nghiệp có tổng mức cấp tín dụng từ 500 tỷ đồng trở lên - có xu hướng gia tăng..>>
- Ngành dầu khí: Gió đảo chiều
Nếu như năm 2020, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp dầu khí giảm trung bình 54,3% thì trong quý I/2021 đã tăng 30,3%..>>
- “Đu” cổ phiếu thép
Giá thép tiếp tục tăng cao nên nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn đang thu hút dòng tiền, dù giá tăng 3-4 lần so với mức đáy năm 2020..>>
- Chứng khoán phái sinh: Vững vàng trước sóng gió quốc tế
- Nguy cơ Trung Quốc “xuất khẩu” lạm phát toàn cầu
Giá cả hàng hóa mới được sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc đã tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm rưỡi vào tháng 4/2021, làm dấy lên lo ngại áp lực lạm phát có thể lan rộng trên toàn cầu..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận