Thị trường tài chính 24h: Nhiều nhà đầu tư bị cuốn vào con sóng đầu cơ ngắn hạn
VN-Index đảo chiều tăng nhờ nhóm ngân hàng; Thời điểm đánh giá toàn diện hiệu quả Nghị quyết 42; Chọn kênh đầu tư trước áp lực lạm phát; Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán; Tầm nhìn T+; Kế hoạch tăng sản lượng của OPEC trong tháng 11 không đạt mục tiêu đề ra…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/12 giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 59,95 – 60,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9,7 USD xuống 1.774,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng có thời điểm phục hồi mạnh lên 1.790 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt về cuối ngày tại 1.785 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 95,97 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.143 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.610 - 22.810 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,95 USD (+4,46%), lên 69,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 3,21 USD (+4,64%), lên 72,44 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở 57.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.
Chứng khoán trong nước
Nhóm ngân hàng kéo VN-Index bật tăng
Trong phiên sáng, VN-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu khi các mã trụ đều tỏ ra yếu đà.
Bước vào phiên chiều, sau gần 1 giờ đồng hồ tiếp tục rung lắc nhẹ, lực cung gia tăng mạnh đẩy VN-Index giảm nhanh xuống vùng 1.470 điểm.
Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, nhóm ngân hàng bất ngờ trở lại mạnh mẽ kéo VN-Index tăng thẳng đứng hơn 17 điểm so với mức đáy và kết phiên trên 1.485 điểm.
Nhóm ngân hàng với TPB tăng trần +7%, HDB +4,9%, MSB +3,8%, STB +3,5%. Ngoài ra, OCB +2%, VIB +1,9%. Các mã khác CTG, TCB, LPB cũng tăng hơn 1%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ROS bất ngờ nhận lực cầu mạnh và leo lên mức giá trần với thanh khoản tới 40,27 triệu đơn vị.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall đỏ lửa trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (30/11), sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương sẽ xem xét đẩy nhanh việc giảm mua trái phiếu khi rủi ro lạm phát gia tăng, chất chất thêm áp lực lên thị trường vốn đã lo lắng về biến thể Covid-19 mới nhất.
Ông Powell cho biết, ông không còn coi lạm phát cao là "nhất thời" và Fed sẽ xem xét đẩy nhanh việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu vào cuộc họp tiếp theo trong hai tuần tới. Đầu tháng này, Fed đã công bố lịch trình giảm mua 15 tỷ USD/tháng trái phiếu.
Có thể thấy, những nhận định của ông Powell chỉ ra, trọng tâm của Fed hiện đã thay đổi thành đối phó với lạm phát và các tác động tiêu cực thay vì bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Trong tháng 11, S&P 500 giảm 1,37%, Dow Jones giảm 4,35%, trong khi Nasdaq Composite tăng 1,24%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản chỉ có được mức hồi phục nhẹ, sau khi đã liên tiếp giảm trong ba phiên gần nhất.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,41% lên 27,935,62 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,44% lên 1.936,74 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 đã mất 5,7% trong ba phiên gần đây, trong khi, Topix giảm 4,8%.
Phiên này, Nhà sản xuất robot Fanuc và nhà sản xuất điều hòa không khí Daikin Industries đóng góp nhiều nhất cho chỉ số Nikkei 225, lần lượt tăng 4,45% và 4,47%.
Các nhà sản xuất ô tô cũng nhích lên, sau khi dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Nhật Bản lần đầu tiên trong 4 tháng vào tháng 10 vừa qua, nhờ việc các nhà máy ở châu Á mở cửa trở lại với Toyota Motor tăng 2,22%, Honda Motor tăng 2,39% và Autoparts Denso tăng 1,88%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, khi nhóm cổ phiếu bất động sản và năng lượng hồi phục.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,36% lên 3.576,89 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,24% lên 4.843,85 điểm.
Cổ phiếu của công ty bất động sản tăng 1,8% và cổ phiếu năng lượng tăng 3,4% đã nâng đỡ thị trường, trong đó, các công ty khai thác than tăng 3,7% nhờ giá than tương lai tăng, do lo ngại về nguồn cung do nhập khẩu than từ Mông Cổ bị gián đoạn.
Chứng khoán Hồng Kông tăng trở lại, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm trong phiên trước đó, khi giới đầu tư mua mạnh nhóm công nghệ và tài chính.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,78% lên 23.658,92 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,69% lên 8.426,24 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ Hang Seng tăng 0,5% với công ty giao đồ ăn Meituan đã phục hồi từ mức thấp nhất trong 8 tuần, tăng 2,8% và Tencent Holdings tăng 2,1%.
Cổ phiếu năng lượng tăng 2,7%, trong đó, các công ty khai thác than Trung Quốc dẫn đầu, do lo ngại về nguồn cung khi nhập khẩu than từ Mông Cổ bị gián đoạn do sự bùng phát gần đây của biến thể Omicron.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng vọt, khi dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh, sau khi thị trường đã giảm mạnh trong phiên trước đó.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 2,14% lên 2.899,72 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, hai gã khổng lồ chip Samsung Electronics và SK Hynix tăng lần lượt 4,35% và 2,19%, còn LG Chem và Naver tăng 3,46% và 2,36% mỗi hãng.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thời điểm đánh giá toàn diện hiệu quả Nghị quyết 42
Trong 8 tháng đầu năm 2021, hơn 85.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và gần 13 triệu người bị mất việc làm, giảm thu nhập..>>
- Chọn kênh đầu tư trước áp lực lạm phát
Trước áp lực lạm phát, lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm, thì kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư xuống tiền..>>
- Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán
Những thông tin chưa chính thức về việc nới room tín dụng ngân hàng với mức khá cao đã kích hoạt nhóm cổ phiếu “vua” bùng nổ trong tuần qua, kéo tiền tiếp tục vào mạnh thị trường..>>
- Tầm nhìn T+
Nhiều nhà đầu tư bị cuốn vào con sóng đầu cơ ngắn hạn. Trong men say chiến thắng, nhà đầu tư cần giữ cái đầu lạnh để đảm bảo an toàn tài khoản..>>
- Kế hoạch tăng sản lượng của OPEC trong tháng 11 không đạt mục tiêu đề ra
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã bơm 27,74 triệu thùng/ngày vào tháng 11, tăng 220.000 thùng/ngày so với tháng trước nhưng dưới mức tăng 254.000/thùng theo thỏa thuận cung cấp..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận