Thị trường tài chính 24h: Kỷ nguyên của dầu thô giá rẻ có thể đã kết thúc vĩnh viễn
VN-Index giảm thêm 15 điểm; Giảm lãi cho vay lĩnh vực ưu tiên; Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp địa ốc có giảm?; Sẵn sàng giải ngân; Dòng tiền đón tín hiệu vĩ mô; Giới phân tích: Kỷ nguyên của dầu thô giá rẻ đã kết thúc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 20/12 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 66,40 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,5 USD xuống mức 1.787,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng bật tăng mạnh và lên trên 1.805 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,01 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.643 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.600 – 23.880 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 16.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên gần 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,00 USD (+1,33%), lên 76,19 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,76 USD (+0,95%), lên 80,56 USD/thùng.
VN-Index thêm một phiên lao dốc
Áp lực bán tiếp tục gia tăng trong phiên chiều, VN-Index lùi về gần 1.010 điểm, trước khi chạm mốc hỗ trợ 1.030 điểm.
Dù vậy, chỉ số cũng rất nhanh để tuột mốc này và tiếp tục mất điểm trong phiên ATC, kéo chỉ số về gần 1.020 điểm khi đóng cửa.
Nhóm bất động sản bị bán mạnh, với NVL DRH, FCN, HAR, ITA, NHA, SAM, SZC, TGG, CII, DIG, HTN, ITC, HPX, VCG, BCG, NVT, GEX, FIT, TTB…giảm sàn.
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng lao dốc, với ORS, VIX, FTS giảm sàn, CTS -5,8%, AGR -4,9%, VCI -4,1%, VDS -4%, SSI -3,4%...
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Hai (19/12), do những lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế ngày càng tăng.
Những lo ngại rằng ngân hàng trung ương sẽ khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái ngày càng tăng, khi các nhà hoạch định chính sách nâng dự báo về các đợt nâng lãi suất trong tương lai cao hơn các dự báo trước đó, cho biết họ dự kiến nâng lãi suất lên mức 5,1%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản lao dốc xuống mức thấp nhất trong hai tháng và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất trong 7 năm, sau quyết định bất ngờ của ngân hàng trung ương cho phép mua trái phiếu dài hạn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,46% xuống 26.568,03 điểm.
Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, vốn được kiểm soát ở mức dưới 0,25% bằng cách đề nghị mua số lượng không giới hạn, đã tăng 21 điểm cơ bản lên 0,46%, mức cao nhất kể từ năm 2015.
Đồng thời, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng tăng biên độ lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm từ mức +/- 0,25% hiện tại lên mức +/- 0,5%.
BOJ cho biết, việc điều chỉnh nhằm “cải thiện hoạt động của thị trường và khuyến khích sự hình thành mượt mà hơn của toàn bộ đường cong lợi suất, đồng thời duy trì các điều kiện tài chính phù hợp”.
Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Tachibana Securities, cho biết: “Đây là một bước mà BOJ cuối cùng sẽ phải thực hiện, nhưng thị trường không ngờ rằng điều này có thể xảy ra sớm như vậy”.
Ngành ngân hàng đã tăng hơn 6%, mức tăng cao nhất từ năm 2016, sau nhiều năm lãi suất cực thấp gây áp lực lên thu nhập cốt lõi của họ từ các khoản cho vay và tiền gửi.
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi nước này phải vật lộn với các ca nhiễm Covid-19 gia tăng, trong khi các nhà đầu tư không an tâm vì nước này cũng giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,07% xuống 3.073,77 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,65% xuống 3.829,02 điểm.
Các thành phố trên khắp Trung Quốc đua nhau xây dựng giường bệnh và phòng khám sàng lọc người có biểu hiện sốt, trong khi Mỹ nói rằng, họ hy vọng nước này có thể giải quyết đợt bùng phát Covid-19 hiện tại, vì số lượng người nhiễm virus là mối quan tâm toàn cầu do quy mô của nền kinh tế Trung Quốc.
“Việc mở cửa trở lại sau nhiều năm kiểm soát dịch bệnh cuối cùng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phục hồi nhưng nó vẫn có tác động xấu đến nền kinh tế trong ngắn hạn. Thời gian có thể kéo dài từ hai đến ba tháng, vì vậy, thị trường sẽ phải đối mặt với áp lực xấu với kinh tế và xã hội trong ngắn hạn”, các nhà phân tích của Central China Securities lưu ý.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay và năm tới, với lý do tác động của việc đột ngột nới lỏng các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 và sự yếu kém dai dẳng của lĩnh vực bất động sản.
Trung Quốc cũng thông báo, giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng thứ tư liên tiếp, phù hợp với dự báo, nhưng là quyết định đáng thất vọng đối với những người vẫn mong đợi việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế đang chậm lại.
Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Agile Group và CIFI Holdings, giảm khoảng 17% mỗi công ty sau khi họ lên kế hoạch huy động tiền thông qua phát hành cổ phiếu để trả nợ.
Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm do nhóm cổ phiếu công nghệ và bất động sản.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,33% xuống 19.094,80 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2% xuống 6.472,29 điểm.
Chỉ số bất động sản giảm 6% và những gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông mất 3,1% và ghi nhận hơn 8% so với mức đỉnh gần đây vào ngày 9/12.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do bất ổn gia tăng sau khi ngân hàng trung ương Nhật Bản bất ngờ thay đổi chính sách kiểm soát lãi suất trái phiếu.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 18,88 điểm, tương đương 0,80% xuống 2.333,29 điểm.
Phiên này, cổ phiếu gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 1,51% và SK Hynix mất 0,89%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,14%.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Giảm lãi cho vay lĩnh vực ưu tiên
Cả trước và sau khi Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng toàn ngành năm 2022 thêm 1,5 - 2% ngày 5/12, không ít nhà băng đã giảm lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh..>>
- Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp địa ốc có giảm?
Các giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65) được đánh giá sẽ đem lại tín hiệu tích cực, góp phần giảm áp lực cho doanh nghiệp, nhất là nhóm ngành bất động sản..>>
- Sẵn sàng giải ngân
Áp lực bán giảm, bên mua chủ động hấp thụ lực cung, không ít nhóm cổ phiếu có tín hiệu bứt phá khỏi mẫu hình tích lũy...>>
- Dòng tiền đón tín hiệu vĩ mô
Trong tuần trước, khi TTCK vẫn trong những phiên giao dịch hào hứng với nhiều phiên tăng điểm thì lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng đã thiết lập một nhịp tăng mới từ với mức tăng 1 - 1,5 điểm phần trăm, nâng lãi suất kỳ hạn 6 tháng ở nhiều ngân hàng lên mức 10 - 12%, thậm chí cao hơn với khoản gửi giá trị lớn..>>
- Giới phân tích: Kỷ nguyên của dầu thô giá rẻ đã kết thúc
Kỷ nguyên của dầu thô giá rẻ có thể đã kết thúc vĩnh viễn khi nguồn cung thiếu hụt từ OPEC và đầu tư dưới mức cần thiết vào lĩnh vực dầu đá phiến của Mỹ..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận