Thị trường tài chính 24h: Giá dầu thô tăng vọt
VN-Index gần như không đổi; Quỹ tiền mặt của doanh nghiệp dồi dào: Lực đẩy tiềm năng cho chứng khoán; Bốn tác động tới thị trường Việt Nam khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng; Công ty chứng khoán: Áp lực tăng vốn; Chứng khoán châu Á đều đi xuống; Giá dầu tăng mạnh sau khi OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/3 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 400.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,10 – 55,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 13,8 USD xuống 1.696,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi lên 1.700 USD/ounce, trước khi lùi về gần 1.695 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,35% lên 91,95 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.166 đồng, tăng 14 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.930 - 23.110 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,32 USD (+2,07%), lên 65,15 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,52 USD (+2,28%), lên 68,26 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index gần như không đổi trong ngày ách tắc lệnh
Tình trạng nghẽn lệnh dường như đã trở thành “cơm bữa” trên HOSE. Phiên sáng nay còn ghi nhận việc hiển thị dư mua và dư bán trên bảng điện tử có vấn đề trong thời gian dài.
Giao dịch diễn ra khá chậm và các mã gần như đứng hình với thanh khoản nhỏ giọt. Chỉ số VN-Index cũng chỉ lình xình với biên độ hẹp trong gần suốt cả phiên.
Thông tin tích cực từ giá dầu tăng vọt vẫn là nội lực giúp nhóm P khởi sắc với POW, PVC, PVE, PGC tăng trần, PVD và PVB đều tăng hơn 4%, PVT +3,35% ...
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (4/3) trước đà tăng của lợi suất trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại lên mức 1,565%, tăng khoảng 8 điểm cơ bản so với mức được giao dịch vào cuối ngày thứ Tư và mức cao nhất trong khoảng một năm qua. Tuần trước, lợi suất kỳ hạn này đã đột ngột vọt lên mức 1,6%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm khi nhóm cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu lớn lao dốc, khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,23% xuống 28.864,32 điểm. Chỉ số TOPIX giảm 0,61% xuống 1.896,18 điểm.
Cổ phiếu lớn Fast Retailing giảm 3,39% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225. Các cổ phiếu liên quan đến chip, vốn đã thúc đẩy đà tăng cho thị trường từ đầu năm, cũng mất điểm với Tokyo Electron giảm 2,47 Advantest và Fanuc lần lượt mất 1,27% và 0,94%.
Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi trong ngày nước này công bố mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn trên 6%.
Đóng cửa, Shanghai Composite gần như không đổi ở mức 3,501,99 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,34% xuống 5.262,80 điểm.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tiết lộ mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn trên 6% năm 2021.
Hôm nay, cổ phiếu các công ty bất động sản giảm 2,5%, sau khi ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ ổn định giá nhà đất và cảnh báo chống đầu cơ.
Ở chiều ngược lại, Các công ty công nghệ hoạt động tốt hơn sau khi Trung Quốc thông báo, sẽ tăng chi tiêu hàng năm cho nghiên cứu và phát triển hơn 7% trong vòng 5 năm tới.
Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm sâu, với đà bán ồ ạt tại nhóm cổ vật liệu và công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,15% xuống 29.236,79 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,92% xuống 11.325,58 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ giảm 5,8%, lĩnh vực công nghệ thông tin giảm 5,3% và vật liệu giảm 6,4%.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng suy yếu do chịu ảnh hưởng của phiên lao dốc đêm qua trên phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,57% xuống 3.026,26 điểm.
Hầu hết các cổ phiếu lớn đều mất điểm như gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,36%, SK Hynix giảm 1,41%, Naver và Samsung SDI lần lượt giảm 3,58% và 1,03%.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Quỹ tiền mặt của doanh nghiệp dồi dào: Lực đẩy tiềm năng cho thị trường chứng khoán
Quỹ tiền mặt của nhiều doanh nghiệp rất dồi dào và nếu có cơ hội, dòng tiền này nhiều khả năng tham gia kênh chứng khoán..>>
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng: Bốn tác động tới thị trường Việt Nam
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng khá mạnh thời gian qua, tác động không nhỏ đến thị trường tài chính, kinh tế toàn cầu. Với Việt Nam, ảnh hưởng là khó tránh, song không lớn..>>
- Công ty chứng khoán: Áp lực tăng vốn
Khi dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán, thanh khoản tăng đột biến khiến nhiều công ty chứng khoán bị động trong việc đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, các công ty đang có áp lực phải tăng vốn..>>
- Giá dầu tăng mạnh sau khi OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng
Giá dầu đã tăng lên 65 USD/thùng sau khi OPEC+ quyết định không nới lỏng nguồn cung ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đang dần thoát ra khỏi đợt suy thoái do đại dịch gây ra..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận