Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chứng khoán chờ cơ hội để giải ngân
VN-Index tăng không đáng kể; Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng; Kiểm định mốc 1.200 điểm; Giao dịch chứng khoán: Dòng tiền vẫn chực chờ giải ngân; Chứng khoán phái sinh: Lấy đà để chinh phục đỉnh mới; Chứng khoán châu Á đa số giảm điểm; Trung Quốc kêu gọi thiết lập lại quan hệ Mỹ - Trung… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/2 giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào vào 300.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,80 – 56,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 9,3 USD lên 1.784,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần vào leo lên gần 1.800 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,03% lên 90,39 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.125 đồng, giảm 9 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.930 - 23.110 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,33 USD (+0,56%), lên 59,57 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,40 USD (+0,64%), lên 63,31 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index nhích không đáng kể
Sau phiên sáng khá sôi động với lượng giao dịch tốt, khiến giấc mơ vượt đỉnh lịch sử tiếp tục được duy trì khi bước vào phiên chiều. Nhưng cú rơi bất ngờ khá mạnh khiến VN-Index thủng mốc 1.170 điểm sau đó.
Dù vậy, nhờ trạng thái hưng phấn của bên mua, VN-Index đã ngay lập tức được kéo dần về gần tham chiếu và rung lắc ngắn rồi nhường chỗ cho việc... nghẽn lệnh và chỉ nhích nhẹ trong phiên ATC.
Dòng bank nhiều mã đảo chiều như BID, TCB, STB, VCB, CTG về tham chiếu, còn TPB, VPB và HDB nhích nhẹ chưa tới 1%.
Cổ phiếu RIC tiếp tục hút chú ý khi xác lập 26 phiên tăng trần liên tiếp lên 27.000 đồng.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall ít biến động trong phiên ngày thứ Sáu (19/2), với nỗi lo xung quanh việc lợi suất trái phiếu tăng gây áp lực, nhưng các cuộc đàm phán xung quanh gói viện trợ 1.900 tỷ USD vẫn đang cho dấu hiệu tích cực đã duy trì thế cân bằng trong tâm lý giới đầu tư.
Trong tuần, Dow Jones tăng 0,11%, S&P 500 giảm 0,71%, Nasdaq Composite giảm 1,57%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích lên, nhờ lạc quan về sự phục hồi kinh tế đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu vật liệu, du lịch và các cổ phiếu có chu kỳ có định giá rẻ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,46% lên 30.156,03 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,49% lên 1.938,35 điểm.
Các nhà đầu tư săn lùng các cổ phiếu có tính chu kỳ với định giá rẻ như Yokohama Rubber và Sumitomo Metal, đã giúp hai cổ phiếu này lần lượt tăng 8,9% và 7,2%.
Cổ phiếu liên quan đến du lịch giao dịch tích cực, khi giới đầu tư đặt cược vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu với các chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đang diễn ra trên khắp thế giới. Theo đó, hãng hàng không ANA Holdings tăng 5,8%, còn Japan Airlines tăng 5,7%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư đã lo lắng về định giá cao của cổ phiếu cao và nguy cơ thắt chặt chính sách từ Ngân hàng trung ương.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,45% xuống 3.642,44 điểm điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm sâu, mất 3,14% xuống 5.597,33 điểm, ghi nhận mức giảm trong một phiên mạnh nhất kể từ ngày 24/7/2020.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vào thứ Bảy trước đã thông báo, giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức thấp đối với các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình trong tháng thứ 10 liên tiếp, nhưng những đồn đoán ngày một gia tăng rằng, các nhà chức trách có thể bắt đầu áp dụng lập trường chính sách chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Giao dịch tăng cao đột biến với 48,88 tỷ cổ phiếu trên sàn giao dịch Thượng Hải, băng 153,9% mức trung bình 30 ngày gần nhất.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, do các nhà đầu tư lo lắng về rủi ro thắt chặt chính sách ở Trung Quốc đè nặng tâm lý.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,06% xuống 30.319,83 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,76% xuống 11.893,68 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi dữ liệu xuất khẩu mạnh mẽ đã bù đắp cho lo ngại về thị trường lao động hồi phục chậm chạm.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,9% xuống 3.079,75 điểm sau khi tăng 1,12% vào đầu phiên.
Dữ liệu tích cực là xuất khẩu của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 2 đã tăng 16,7% so với một năm trước đó, nhờ doanh số bán các sản phẩm chính tăng mạnh và nhu cầu toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong thông báo vào giữa tuần này, do thị trường lao động ít được cải thiện khiến các nhà hoạch định chính sách chịu áp lực.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng
Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nên khó khăn trong hoạt động cho vay là điều khó tránh khỏi, song không ít ngân hàng vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng trong năm nay..>> Chi tiết
- Kiểm định mốc 1.200 điểm
- Giao dịch chứng khoán: Dòng tiền vẫn chực chờ giải ngân
Ngay từ phiên đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, rất nhiều nhà đầu tư đã tìm kiếm thông tin, sàng lọc doanh nghiệp tốt để đầu tư, xuống tiền..>> Chi tiết
- Chứng khoán phái sinh: Lấy đà để chinh phục đỉnh mới
Khi thị trường tiếp cận đỉnh cũ thì tâm lý nhà đầu tư có sự cẩn trọng là hợp lý, nhưng đây có thể xem là nhịp chùng cần thiết cho một sự bứt phá bền vững hơn..>> Chi tiết
- Trung Quốc kêu gọi thiết lập lại quan hệ Mỹ - Trung
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Hai (22/2) cho biết, Mỹ và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 nếu hai quốc gia sửa chữa mối quan hệ song phương đang bị tổn hại..>> Chi tiết
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận