24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồ Anh Tài
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường tài chính 24h: Doanh thu nhóm công ty chứng khoán dự báo tiếp tục tăng

VN-Index tăng gần 12 điểm; Lãi suất tiết kiệm khó tăng cao; Công ty chứng khoán kỳ vọng thêm một năm tích cực; Cổ phiếu “nghẽn”, trái phiếu cũng khó hấp dẫn; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng mạnh; Chuyên gia S&P Global Ratings cảnh báo mất cân bằng trong hồi phục kinh tế Trung Quốc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.  

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 11/3 tăng 310.000 đồng/lượng chiều mua vào và 80.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và 200.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,50 – 55,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 10,5 USD lên 1.726,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên 1.740 USD/ounce, trước khi về gần 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,27% xuống 91,58 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.204 đồng, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.960 - 23.140 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,08 USD (+1,60%), lên 65,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,05 USD (+1,55%), lên 68,95 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng gần 12 điểm

Sau phiên sáng tăng khá tốt, thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý lo ngại việc nghẽn lệnh sẽ xảy ra đã đẩy thanh khoản tăng nhanh.

Việc ách tắc lệnh diễn ra khiến VN-Index chỉ nhích thêm đôi chút lên trên 1.180 điểm khi đóng cửa.

Nhóm ngân hàng vẫn là điểm tựa chính với MSB +5,3%, VPB +4,2%, STB +3,2%, BID +3,1%, TCB +2,2%, CTG +1,7%.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán khoe sắc với CTS +6,7%, VND +3,8%, SSI +2,6%, HCM +1,7%. Các mã khác như VIX, AGR, BSI, VCI, FTS, VDS, APG cũng đóng cửa tăng điểm.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,75 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 326,91 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 11/3: VN-Index tăng 11,65 điểm (+1,00%), lên 1.181,73 điểm; HNX-Index tăng 6,42 điểm (+2,4%), lên 273,52 điểm; UpCoM-Index tăng 0,1 điểm (+0,12%), lên 80,34 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng tích cực trong phiên ngày thứ Tư (10/3), sau khi báo cáo cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 của Mỹ tăng 0,4% so với tháng trước đó và thêm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trùng khớp với dự báo của các chuyên gia.

Số liệu lạm phát vẫn ở mức trầm lắng đã giúp xoa dịu lo ngại về nguy cơ lạm phát xoắn ốc khi nền kinh tế phục hồi nhanh và chi phí đi vay cao sẽ cao hơn.

Kết thúc phiên 10/3, chỉ số Dow Jones tăng 464,28 điểm (+1,46%), lên 32.297,02 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,370 điểm (+0,60%), lên 3.898,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 4,99 điểm (+0,04%), lên 13.068,83 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng khi các nhà đầu tư tìm mua các cổ phiếu chu kỳ đã giảm trong những phiên gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,6% lên 29.211,64 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,27% lên 1.924,92 điểm.

Koichi Kurose, Chiến lược gia trưởng của Resona Asset Management cho biết: “Các cổ phiếu liên quan đến tăng trưởng kinh tế đã nâng đỡ thị trường, nhưng việc bán tháo ở nhóm cổ phiếu lớn đã hạn chế đà đi lên của chỉ số”.

Hôm nay, nhóm cổ phiếu vận tải biển tăng vọt, với Kawasaki Kisen tăng 12,71%, Mitsui OSK Lines tăng 7,45% và Nippon Yusen tăng 7,3%.

Đáng kể khác là cổ phiếu của Ngân hàng Shinsei, tăng 5,46% sau khi có báo cáo rằng ngân hàng này đã mua lại 10% cổ phần của công ty tài chính tiêu dùng và thẻ tín dụng Latitude của Australia.

Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt, khi dữ liệu cho vay tháng 2 tốt hơn dự kiến ​​đã nâng cao tâm lý thị trường và giải tỏa một số lo lắng về thắt chặt chính sách.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,36% lên 3.436,83 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,49% lên 5.128,22 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 2,67%, ngành tiêu dùng tăng 3,45%, bất động sản tăng 1,17% và chăm sóc sức khỏe tăng 2,72%.

Dữ liệu chính thức cho thấy, khoản cho vay mới tại ngân hàng ở Trung Quốc đã giảm ít hơn so với dự kiến ​​trong tháng 2 so với tháng 1 trước đó, do ngân hàng trung ương tìm cách hạ nhiệt tăng trưởng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro nợ, trong khi vẫn duy trì hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.

Chứng khoán Hồng Kông giao dịch tích cực nhờ nhận ảnh hưởng tích cực từ phiên tăng vọt trên Đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,65% lên 29.385,61 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,54% lên 11.340,40 điểm.

Các nhà phân tích cho biết mức tăng ở Hồng Kông đang theo dõi đà tăng trên Phố Wall với chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều đạt mức cao kỷ lục, sau khi chỉ số CPI tháng 2 của Mỹ xoa dịu nỗi lo lạm phát và thương viện nước này đã thông qua gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng trở lại, khi dữ liệu CPI của Mỹ giảm xuống làm dịu đi lo lắng lạm phát tăng tốc.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,88% lên 3.013,70 điểm, mức tăng tốt nhất kể từ ngày 25/2.

Thúc đẩy thêm tâm lý thị trường là dữ liệu xuất khẩu sơ bộ của Hàn Quốc đã tăng 25,2% trong 10 ngày đầu tháng 3 này so với cùng kỳ năm trước.

Các cổ phiếu lớn đều tăng tốt với Samsung Electronics tăng 1,36%, SK Hynix tăng 3,01%, Nhà sản xuất pin LG Chem và Samsung SDI tăng lần lượt 5,39% và 8,02%.

Kết thúc phiên 11/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 175,08 điểm (+0,60%), lên 29.211,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 79,09 điểm (+2,36%), lên 3.436,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 478,09 điểm (+1,65%), lên 29.385,61 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 55,58 điểm (+1,88%), lên 3.013,70 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất tiết kiệm khó tăng cao

Gần đây, một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, với mức tăng từ 0,2 - 0,3 điểm phần trăm khiến không ít người liên tưởng đến thanh khoản của ngân hàng sau Tết Nguyên đán và tín dụng đang dần khởi sắc trở lại..>>

- Công ty chứng khoán kỳ vọng thêm một năm tích cực

Trong cơ cấu doanh thu công ty chứng khoán (CTCK) năm 2020, tự doanh, cho vay ký quỹ (margin), môi giới chiếm tỷ trọng lớn và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm nay..>>

- Cổ phiếu “nghẽn”, trái phiếu cũng khó hấp dẫn

Trong bối cảnh thị trường cổ phiếu gặp trở ngại vì trục trặc hệ thống giao dịch, một số nhà đầu tư tính đến kênh đầu tư thay thế như quỹ trái phiếu. Tuy nhiên, lợi suất mà sản phẩm này mang lại chưa thực sự hấp dẫn..>>

- Covid-19 cản bước IFRS

Đại dịch Covid-19 phần nào làm chậm lại kế hoạch áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách tiếp cận thực tiễn và hiệu quả với lộ trình chuyển đổi rõ ràng, được quản lý tốt..>>

- Chuyên gia S&P Global Ratings cảnh báo mất cân bằng trong hồi phục kinh tế Trung Quốc

Lĩnh vực dịch vụ phục hồi chậm chạp khiến đà phục hồi kinh tế Trung Quốc bị giảm sút, theo chuyên gia kinh tế trưởng của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings..>>

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả