24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ nhóm cổ phiếu bất động sản

VN-Index tăng hơn 11 điểm; Năm 2021, định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 12%; Chứng khoán hưởng lợi từ triển vọng sáng kinh tế 2021; Dịch vụ chứng khoán: Dư địa còn lớn; Cổ phiếu địa ốc chờ lực đẩy; Chứng khoán châu Á khởi sắc; NYSE lại quyết định huỷ niêm yết 3 công ty của Trung Quốc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 8/1 giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 350.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,75 – 56,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,5 USD xuống 1.913,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tuột dốc xuống gần 1.880 USD/ounce, nhưng sau đó đã hồi lên ngưỡng 1.890 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,13% lên 89,94 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.121 đồng, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.970 - 23.150 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,33 USD (+0,65%), lên 51,16 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,50 USD (+0,92%), lên 54,88 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index lên gần 1.170 điểm

Trong phiên sáng, dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường đã xác lập kỷ lục mới về thanh khoản, nhưng điểm đáng chú ý là lực chốt lời diễn ra rất mạnh khi VN-Index vượt mốc 1.175 điểm.

Bước vào phiên chiều, VN-Index nhanh chóng bật ngược trở lại ngưỡng 1.170 điểm. Tuy nhiên, khoảng 13h30’, thị trường bắt đầu có hiện tượng “tắc đường”, mọi thứ gần như đứng hình và gần như kết quả của phiên hôm nay cũng được định đoạt ở đây.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa với VCB, BID, CTG giảm điểm, còn TCB + 3,18%, STB +5,15%, các mã VPB, MBB, HDB cũng tăng trên 1-2%.

Một điểm nhấn khác là NVL khi +6,2%. Chỉ tính trong 3 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu NVL đã tăng 16,46%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HAG vẫn giữ sắc tím khớp lệnh đạt gần 40,6 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 9,74 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 381,42 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/12: VN-Index tăng 11,2 điểm (+0,97%), lên 1.167,69 điểm; HNX-Index tăng 1,17 điểm (+0,54%), lên 217,4 điểm; UpCoM-Index tăng 0,69 điểm (+0,91%), lên 76,07 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục lập đỉnh mới trong phiên ngày thứ Năm (7/1) khi các nhà đầu tư đặt cược, Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát sẽ tung thêm nhiều biện pháp kích thích để giúp nền kinh tế Mỹ vượt qua thời kỳ suy thoái do đại dịch gây ra.

Mặc dù các tin tức liên quan đến dòng người ủng hộ ông Trump xông vào Điện Capitol phần nào gây ảnh hưởng đến thị trường, nhưng việc ông Trump trong một tuyên bố sau khi Quốc hội xác nhận chiến thắng của ông Biden rằng “sẽ có việc chuyển giao quyền lực có trật tự vào ngày 20/01/2021”, mặc dù ông không đồng ý với kết quả đã phần nào trấn an giới đầu tư

Kết thúc phiên 7/1, chỉ số Dow Jones tăng 211,73 điểm (+0,69%), lên 31.041,13 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 55,65 điểm (+1,48%), lên 3.803,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 326,69 điểm (+2,56%), lên 13.067,48 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, đóng cửa ở mức cao nhất trong 30 năm nhờ kỳ vọng về kích thích tài khóa của Mỹ nhiều hơn và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,36% lên 28.139,03 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/1990. Chỉ số Topix tăng 1,57% lên 1.854,94 điểm, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 2/2018.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã được thúc đẩy lớn sau khi đảng Dân chủ của Tổng thống đắc cử Joe Biden giành quyền kiểm soát Thượng viện, mở đường cho chính phủ của ông tung ra nhiều gói chi tiêu tài chính lớn để kích thích nền kinh tế.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt tăng sáu phiên gần nhất.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,17% xuống 3.570,11 điểm. Chỉ số CSI300 giảm 0,33% xuống 5.495,43 điểm. Trong tuần, chỉ số CSI300 tăng 5,5% và SSEC tăng 2,8%.

Chứng khoán Hồng Kông đóng cửa ở mức cao nhất gần 11 tháng, được thúc đẩy bởi hy vọng về sự phục hồi kinh tế vào cuối năm và đà tăng ở các thị trường châu Á khác.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,2% lên 27.878,22 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 17/2/2020. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,5% lên 10.955,55 điểm.

Trong tuần, HSI tăng 2,4%, trong khi HSCE tăng 2%.

Bất chấp mức tăng chung, chỉ số viễn thông giảm 3,2%, sau khi MSCI Inc và FTSE Russell cho biết họ sẽ loại bỏ 3 công ty viễn thông Trung Quốc khỏi rổ chỉ số do lệnh cấm đầu tư của Mỹ.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng gần 4% lên mức cao kỷ lục và ghi nhận mức tăng một tuần mạnh nhất trong hơn 12 năm, được thúc đẩy bởi cổ phiếu lớn Samsung Electronics và Hyundai Motor.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 3,97, lên 3.152,18 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 9,7%, mức tăng tuần mạnh nhất kể từ tháng 10/2008.

Gã khổng lồ chip Samsung Electronics tăng 7,1%, sau khi cho biết lợi nhuận hoạt động quý IV có khả năng tăng 26% nhờ các hoạt động làm việc từ xa và xem TV đã thúc đẩy doanh số chip và màn hình.

Cổ phiếu của Hyundai Motor tăng 19,4% sau khi cho biết, đang trong giai đoạn đầu thảo luận với Apple để hợp tác làm xe ô tô điện tự lái.

Các cổ phiếu lớn khác như LG Chem, Naver và Samsung SDI cũng tăng vọt, lần lượt 3,4%, 7,8% và 5,9%.

Kết thúc phiên 8/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 648,90 điểm (+2,36%), lên 28.139,03 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,10 điểm (-0,17%), xuống 3.570,11 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 329,70 điểm (+1,20%), lên 27.87822 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 120,50 điểm (+3,97%), lên 3.152,18 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Năm 2021, định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 12%

heo chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, năm 2021, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%; mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế..>>

- Chứng khoán hưởng lợi từ triển vọng sáng kinh tế 2021

Nhờ khả năng kiềm chế dịch bệnh tốt và khu vực xuất khẩu khả quan, kinh tế Việt Nam đã duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2020, mở ra triển vọng tích cực cho năm 2021..>>

- Dịch vụ chứng khoán: Dư địa còn lớn

Khối công ty chứng khoán đã có một năm kinh doanh ngoài mong đợi và dư địa tăng trưởng được nhìn nhận vẫn còn nhiều..>>

- Cổ phiếu địa ốc chờ lực đẩy

Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ nhóm cổ phiếu bất động sản được đánh giá cao trong năm 2021..>>

- NYSE lại quyết định huỷ niêm yết 3 công ty của Trung Quốc kể từ ngày 11/1

Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) sẽ hủy niêm yết 3 công ty khổng lồ viễn thông Trung Quốc và đây là quyết định đảo chiều thứ hai trong 2 ngày diễn ra sau khi có hướng dẫn mới từ Bộ Tài chính Mỹ..>>

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả