Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tăng tốc về vùng đỉnh cũ
VN-Index tăng gần 10 điểm; Lãi suất huy động tăng cục bộ; Khi nhà đầu tư bị chặn quyền; Áp lực rủi ro pha loãng cổ phiếu từ các đợt tăng vốn khủng; Nhà đầu tư phẫn nộ; Chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc nhích lên; Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021: Nước Mỹ đã trở lại…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/6 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,55 – 57,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 20,4 USD xuống 1.877,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục suy yếu và giảm về gần 1.855 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,07% xuống 90,50 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.099 đồng, giảm 2 đồng với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.850 - 23.050 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,53 USD (+0,75%), lên 71,44 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,64 USD (+0,88%), lên 73,33 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua chạm đáy 35.000 USD đã bất ngờ vùng lên về cuối ngày lên trên 38.000 USD, đã tiếp tục vọt lên trong ngày hôm nay, có thời điểm trở lại mốc 40.000 USD/BTC, sau khi Elon Musk lại thêm một lần bóng gió về việc có thể chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng thêm gần 10 điểm
Mặc dù VN-Index vẫn tăng gần 10 điểm trong phiên hôm nay tại trên 1.360 điểm và thanh khoản đã có cải thiện, nhưng diễn biến thị trường phiên chiều vẫn có sự phân hóa.
Trong đó, nhóm ngân hàng không có sự đồng thuận khi VCB, BID, CTG, VPB... kết thúc phiên trong sắc đỏ, chỉ có TCB, STB... có màu xanh nhạt.
Động lực của thị trường đến từ các mã lớn như VIC, VJC, VNM, MSN và khá nhiều mã midcap và small cap khác.
Bên cạnh đó, mhóm chứng khoán vẫn là điểm sáng với các mã tiêu biểu như SSI, AGR, APG, BSI, CTS tăng hơn 5%, và HCM giữ đà tăng trần.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall đóng cửa tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (11/6) bất chấp dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát đang tăng mạnh.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ tiếp tục tăng nóng ở mức 5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 13 năm qua (kể từ 8/2008) và vượt mọi dự báo của của giới chuyên gia. CPI cốt lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Kết thúc tuần, Dow Jones giảm 0,80%, S&P 500 tăng 0,41%, Nasdaq Composite tăng 1,85%.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng khi cổ phiếu của nhà sản xuất lốp xe và vận tải bứt tốc, nhờ hy vọng phục hồi kinh tế toàn cầu nhanh hơn.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,74% lên 29.161,80 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,29% lên 1.959,75 điểm.
Các cổ phiếu vận tải biển tăng giá nhiều nhất với Nippon Yusen tăng 2,3%, tiếp theo là các nhà sản xuất săm lốp, trong đó, Bridgestone tăng 1,3% và Yokohama Rubber tăng 2,9%.
Đáng chú ý, cổ phiếu của Công ty trò chơi Gumi giảm 15,8%, sau khi người sáng lập vẫn sở hữu hơn 10% cổ phần của công ty tuyên bố từ chức vào thứ Sáu tuần trước.
Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày tết Đoan Ngọc.
Chứng khoán Hàn Quốc nhích nhẹ, khi giới đầu tư hạn chế mở vị thế trước cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 2,81 điểm, tương đương 0,086% lên mức 3.252,13 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,62% và SK Hynix giảm 0,78%, còn LG Chem giảm 2,71% và Naver tăng 3,89%.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi suất huy động tăng cục bộ
Một số ngân hàng đã điều chỉnh nhẹ lãi suất huy động trong thời gian gần đây..>>
- Nhà đầu tư phẫn nộ
Tâm lý nhà đầu tư từ lâu đã bị ức chế vì hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) thường xuyên nghẽn lệnh, nên khi không được hủy/sửa lệnh dẫn đến rủi ro cao khiến nhiều người phẫn nộ. Nhóm phóng viên thực hiện..>>
- Áp lực rủi ro pha loãng cổ phiếu từ các đợt tăng vốn khủng
- Khi nhà đầu tư bị chặn quyền
Sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng cơ chế giao dịch trên HOSE trong tuần qua, cũng như tình trạng tàu lượn, đơ lác của bảng điện có thể đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho nhiều nhà đầu tư..>>
- Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021: Nước Mỹ đã trở lại
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021 đã kết thúc với nhiều yếu tố được đề cập và thông qua..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận