Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán năm 2021 kỳ vọng mở ra cơ hội mới
VN-Index lên trên 1.140 điểm; Năm khó của ngành tài chính tiêu dùng đã qua; Chứng khoán 2021 sáng "cửa" cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư; Doanh nghiệp niêm yết sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng; Tăng đột biến, 30 doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD; Chứng khoán châu Á phân hóa, biến động nhẹ; WB hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 6/1 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,75 – 57,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 8,3 USD lên 1.950,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục nhích lên và gần chạm 1.960 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,20% xuống 89,25 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.123 đồng, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.010 - 23.190 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,39 USD (+0,78%), lên 50,32 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,72 USD (+1,34%), lên 54,35 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lên trên 1.140 điểm
Dường như biết trước trong phiên chiều hệ thống sẽ trục trặc, nên ngay khi mở cửa phiên sáng, lệnh mua bán đã được nhà đầu tư tranh thủ thực hiện, khiến thanh khoản trên 12.000 tỷ đồng.
Bước vào phiên chiều, giao dịch vẫn khá ổn định và VN-Index nới đà tăng lên trên 1.150 điểm. Tuy nhiên gần 14h, lực bán ồ ạt được tung vào đẩy chỉ số trượt dốc, tuy nhiên hệ thống đã bị lỗi “kịp thời”, qua đó ngắt đà rơi của thị trường, thanh khoản nhỏ giọt sau đó khiến VN-Index chỉ đi ngang quanh 1.140 điểm cho đến khi đóng cửa.
Nhóm ngân hàng vẫn là nhóm dẫn dắt với đầu tàu CTG khi giữ được mức trần, VCB cũng có lúc cũng đã được kéo lên mức trần trước khi đóng cửa +5,74%.
Các cổ phiếu nhỏ như ITA, FLC và HQC bị chốt lời nên đang giảm giá, trong đó ITA và FLC có thanh khoản tốt trên 22 triệu đơn vị, còn HQC hơn hơn 17 triệu đơn vị.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng điểm trong phiên ngày thứ Ba (5/1), khi giới đầu tư tập trung đến 2 cuộc bỏ phiếu quan trọng ở Georgia, vốn sẽ xác định liệu Đảng Cộng hòa có thể giữ quyền kiểm soát tại Thượng viện hay không.
Tâm lý thị trường cũng được thúc đẩy sau dữ liệu sản xuất tại Mỹ trong tháng 12 khả quan hơn dự kiến được công bố. Chỉ số PMI khu vực sản xuất của Viện quản lý nguồn cung (ISM) tăng từ 57,5 điểm vào tháng 11 lên 60,7 điểm trong tháng 12, mức cao nhất kể từ tháng 8/2018.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, trong bối cảnh không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ ở Georgia, trong khi tâm lý giới đầu tư cũng ảnh hưởng do có khả năng chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và các cùng lân cận vào cuối tuần này.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,38% xuống 27.055,94 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,28% lên 1.796,18.
Ayako Sera, chiến lược gia thị trường tại Sumitomo Mitsui Trust Bank cho biết: "Tôi không nghĩ sẽ có một đợt bán tháo lớn, nhưng chứng khoán Nhật Bản đã tăng rất cao vào năm ngoái nên mức tăng trong năm nay sẽ bị hạn chế phần nào".
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng, khi giới đầu tư kỳ vọng chính phủ sẽ duy trì các chính sách hỗ trợ để chống lại tác động dai dẳng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,63% lên 3.550,88 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,92% lên 5.417,68 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 16/1/2008.
Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ ngành ngân hàng tăng 2,38% và chỉ số chăm sóc sức khỏe tăng 1,82%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên sáu phiên liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,15%, lên 27.692,30 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,17% lên 10.899,83 điểm.
Dẫn đầu mức tăng là chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT tăng 2,24% và năng lượng tăng 3,2%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm do gặp áp lực chốt lời khi đã leo lên ngưỡng trên 3.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử trong phiên hôm nay.
Sự sụt giảm của KOSPI diễn ra khi các nhà đầu tư bán chốt lời các cổ phiếu lớn như Samsung Electronics và các nhà sản xuất ô tô như Hyundai, khi nhận thấy một chiến thắng của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Thượng viện Mỹ tại bang Georgia.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Năm khó của ngành tài chính tiêu dùng đã qua
Ngành tài chính tiêu dùng đột ngột "thắng gấp" năm 2020 vì Covid và yêu cầu cải tổ..
- Chứng khoán 2021 sáng "cửa" cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư
- Doanh nghiệp niêm yết sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng
Vượt qua giai đoạn khắc nghiệt nhất của môi trường kinh doanh, nhiều doanh nghiệp tự tin với triển vọng của năm mới 2021..
- Tăng đột biến, 30 doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD
Kết thúc năm 2020, thị trường chứng khoán TP.HCM có 30 doanh nghiệp niêm yết đạt giá trị vốn hóa từ 1 tỷ USD, tăng thêm 7 doanh nghiệp so với thời điểm cuối năm 2019..
- WB hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021
Theo WB, sau khi suy giảm 4,3% trong năm 2020, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021, thấp hơn 2/10 so với mức dự báo trước đó..
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận