24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Mai Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán là nơi làm giàu không khó?

VN-Index giảm hơn 5 điểm; Chưa phải thời điểm nới lỏng tiền tệ; Bộ lọc lỗi thời, thị trường chứng khoán là nơi làm giàu không khó?; “Phép thử” sức bền của thị trường chứng khoán Việt; Thế giới thử nghiệm hình thái ETF mới: Ít công khai hơn; Chứng khoán châu Á chịu thiệt hại thêm do Covid-19; Apple bị trói tay vào iPhone...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thị trường vàng, ngoại tệ và dầu thô

Thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay sau phiên đêm qua tại Mỹ tăng 7,9 USD lên 1.619,2 USD/ounce, thì sang phiên châu Á sáng nay đã tiếp tục leo vao và có thời điểm chạm 1.635 USD/ounce trước khi hạ nhiệt đôi chút vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 21/2 tăng 350.000 đồng/lượng chiều mua vào và 400.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 45,25 – 45,67 triệu đồng/lượng, tăng thêm 250.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,14% xuống 99,72 điểm vào cuối phiên châu Á.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.239 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.175 - 23.315 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,78 USD (-1,45%), xuống 53,10 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,98 USD (-1,67%), xuống 57,82 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index mất hơn 5 điểm

Sự thiếu đồng thuận của các nhóm ngành khiến tâm lý nhà đầu tư không mấy tự , VN-Index theo đó dao động lình xình quanh tham chiếu.

Áp lực bán gia tăng mạnh sau giờ nghỉ trưa khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và đóng cửa mất hơn 5 điểm.

Cặp đôi VNM và MSN ngược dòng với VNM +2%, MSN +3,7%. Trái lại, hóm cổ ngân hàng đa số lùi sâu với CTG -3,9% MBB -2,1%, TCB -1,7%...

Thêm vào đó, các mã bluechip khác như VHM, VIC, VRE, PLX, HPG vẫn điều chỉnh nhẹ. ROS giảm sàn -6,6%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7,63 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 133,08 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 21/2: VN-Index giảm 5,04 điểm (-0,54%), xuống 933,09 điểm; HNX-Index giảm 1,49 điểm (-1,36%), xuống 108,09 điểm; UpCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%), xuống 56,3 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall mở cửa phiên thứ Năm giằng co nhẹ quanh tham chiếu khi nhà đầu tư phản ứng thận trọng với các gói kích thích kinh tế mới từ các nước, nhất là từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, nỗi lo về virus Corona sau đó đã lấn át khi Nhật Bản ghi nhận thêm 2 ca tử vong, Hàn Quốc cũng có ca tử vong đầu tiên do virus corona và số ca nhiễm mới tăng đột biến.

Nhóm cổ phiếu công nghệ vốn nhạy cảm với tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và thương chiến đã nhanh chóng giảm mạnh, kéo các chỉ số chính của phố Wall giảm sâu, có lúc S&P giảm hơn 1% trong phiên sáng. Tuy nhiên, về cuối phiên chiều đà giảm đã được hạn chế lại khi dòng tiền tìm đến các nhóm cổ phiếu phòng thủ và cổ phiếu thay thế khác.

Kết thúc phiên 20/2, chỉ số Dow Jones giảm 128,05 điểm (-0,44%), xuống 29.219,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,92 điểm (-0,38%), xuống 3.373,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 66,21 điểm (-0,67%), xuống 9.750,96 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm khi các trường hợp nhiễm virus corona mới tại các nước châu Á khác làm lu mờ việc đồng yên yếu đi.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,39% xuống 23.386,74 điểm. Topix giảm 0,03% xuống 1.674,00 điểm. Trong tuần, Nikkei 225 giảm 1,27%, còn Topix giảm 1,7%.

Các trường hợp mới nhiễm virus corona đang “mọc lên như nấm” ngoài Trung Quốc, đáng chú ý nhất là ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong tuần này.

Các nhà quản lý đang ngày một lo ngại virus sẽ làm chậm lại nhiều hoạt động kinh tế, với nhiều công ty hủy bỏ các chuyến đi, hội thảo và các bữa tiệc chính thức…Điều này khiến nhóm cổ phiếu bán lẻ giảm hơn 3,9%, ngành hàng không giảm 3,8% và các nhà khai thác đường sắt giảm 3,4%.

Các công ty internet ngược dòng thị trường khi được kỳ vọng dịch bệnh sẽ khiến mọi người dành nhiều thời gian hơn trong nhà và trên internet với Z Holdings tăng 4,5%, Rakuten cũng tăng 4,1%.

Đồng yên yếu hơn đã giúp nâng các nhà xuất khẩu như nhà sản xuất ô tô, với Toyota Motor tăng 1,1%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng và đánh dấu tuần tốt nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tuyên bố hạ lãi suất để giúp các công ty chống lại tác động của virus corona.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,31% lên 3.039,67 điểm. Chỉ số này đã tăng 4,2% trong tuần, mức tăng một tuần lớn nhất kể từ tháng 4/2019.

Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,12% lên 4.149,49 điểm và tăng 4,1% trong tuần.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, vì những lo ngại dai dẳng trước tác động từ sự bùng phát của virus corona, ngay cả khi Bắc Kinh tiết lộ các biện pháp kích thích kinh tế

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,09% xuống 27.308,81 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,13% xuống 10.790,84 điểm.

Trung Quốc đã báo cáo sự gia tăng trong các trường hợp nhiễm mới virus corona, mặc dù sự gia ở tốc độ chậm nhất kể từ tháng 1, một xu hướng giảm mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là đáng khích lệ.

Các nhà chức trách đã báo cáo có một sĩ quan cảnh sát đã bị lây nhiễm virus corona. Hiện Hồng Kông có 69 trường hợp xác định nhiễm virus và hai trường hợp đã tử vong.

Chứng khoán Hàn Quốc bị tàn phá, sau khi Reuters đưa tin khoảng 800 công nhân của SK Hynix đã được cách ly sau khi một nhân viên thực tập của công ty bị phát hiện tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó, Hà Quốc cũng xác nhận thêm 52 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số người nhiễm tại nước này lên 156.

Kết thúc phiên 21/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 92,41 điểm (-0,39%), xuống 23.386,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 9,51 điểm (+0,31%), lên 3.039,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 300,35 điểm (-1,09%), xuống 27.308,81 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 32,66 điểm (-1,49%), xuống 2.162,84 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chưa phải thời điểm nới lỏng tiền tệ

Khi mà nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có động thái nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì thực tế lại là dữ kiện chưa đủ để cần thiết phải có quyết định này..>>

- Bộ lọc lỗi thời, thị trường chứng khoán là nơi làm giàu không khó?

TTCK Việt Nam còn non trẻ, chưa thể phát triển bằng các thị trường như Singapore hay Hồng Kông, nhưng cách tiếp cận để đặt ra tiêu chuẩn niêm yết ở các thị trường trên rất đáng để xem xét khi Việt Nam xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới..>>

- “Phép thử” sức bền của thị trường chứng khoán Việt

TTCK bật tăng trong phiên giao dịch 20/2/2020 cùng thời điểm báo chí đưa tin tất cả 16 người Việt Nam nhiễm Covid-19 đều đã khỏi bệnh..>>

- Thế giới thử nghiệm hình thái ETF mới: Ít công khai hơn

Các nhà quản lý danh mục đầu tư chủ động trên thị trường tài chính quốc tế đang được trao thêm “vũ khí” trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư với các nhà quản lý danh mục kiểu thụ động..>>

- Apple bị trói tay vào iPhone

Kết quả kinh doanh mới nhất đang phát đi tín hiệu rằng, Apple vẫn chỉ là “Công ty iPhone”, cho dù đã nỗ lực thay đổi suy nghĩ của thị trường về hình ảnh Công ty..>>

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả