Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán chưa xuất hiện dấu hiệu "bong bóng"
VN-Index nhích thêm hơn 5 điểm; Tín dụng vẫn tăng trưởng trong đại dịch; Ai trả lại công bằng cho nhà đầu tư?; “Cổ phiếu vua” vẫn còn dư địa tăng; Chưa lo "bong bóng" chứng khoán; Chứng khoán châu Á phân hóa; "Quá lớn để sụp đổ" có thể không áp dụng ở Trung Quốc…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 15/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,60 – 57,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm tại Mỹ giảm 11,9 USD xuống 1.865,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động quanh ngưỡng trên trong biên độ hẹp vài USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,02% lên 90,54 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.103 đồng, tăng 4 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.850 - 23.050 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,23 USD (+0,32%), lên 71,11 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,26 USD (+0,36%), lên 73,12 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua trở lại mốc gần 41.000 USD, nhờ tin Elon Musk lại thêm một lần bóng gió về việc có thể chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, thì sang ngày hôm nay đã về lại vùng quanh 40.000 USD/BTC và không nhiều biến động cho đến cuối giờ chiều.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hụt mốc đỉnh cũ
Sau phiên sáng nhích lên trong sự thận trọng thì lực mua đã có phần mạnh mẽ hơn ngay khi bước vào phiên chiều, giúp VN-Index vọt lên áp sát vùng đỉnh cũ (1.374 điểm).
Tuy nhiên, áp lực bán quay trở lại tại một số bluechip đã kéo lùi chỉ số về quanh 1.365 điểm và nghẽn lệnh lại xảy ra đã khiến thị trường gần như không có thêm biến động nào đáng kể cho đến khi đóng cửa.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall khởi đầu tuần mới với một phiên trái chiều trong ngày thứ Hai (14/6), khi các nhà đầu tư chờ đợi các tín hiệu từ cuộc họp của Fed trong tuần này về triển vọng lạm phát và đưa ra quyết định về chương trình mua trái phiếu.
Giao dịch đáng chú ý tại cổ phiếu Tesla, tăng 1,3% khi CEO Elon Musk hôm 13/6 đăng đàn trên Twitter cho biết, nhà sản xuất ô tô điện sẽ tiếp tục các giao dịch bitcoin sau khi xác nhận rằng những thợ đào tiền sử dụng năng lượng sạch hợp lý. Đồng bitcoin cũng đã tăng trở lại trên 40.000 USD theo những dòng trạng thái của Musk.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu công nghệ nhờ sự ảnh hưởng từ chỉ số Nasdaq đêm qua trên phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,96% lên 29.441,30 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,8% lên 1.975,48 điểm.
Hy vọng thương mại toàn cầu phục hồi và nền kinh tế mở cửa trở lại củng cố tâm lý thị trường, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Fed sẽ bắt đầu vào cuối ngày.
Cổ phiếu các nhà sản xuất thuốc tăng cao nhất và Eisai Co dẫn đầu với mức tăng 6,59%, và là cổ phiếu tăng giá lớn nhất trên Nikkei 225.
Takeda Pharmaceutical, công ty đang xử lý việc cung cấp vắc-xin Covid-19 của Novavax tại Nhật Bản, đã tăng 1,69% sau khi các thử nghiệm lâm sàng cho thấy ứng cử viên vắc-xin của công ty Mỹ có hiệu quả hơn 90% đối với nhiều biến thể của vi-rút.
Tokyo Electron, nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu, tăng 1,68%, trong khi Toyota Motor tăng 1,77% để đạt mức cao kỷ lục.
Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm, do căng thẳng giữa Bắc Kinh và phương Tây làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 3.556,56 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,11% xuống 5.166,56 điểm.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây gia tăng sau tuyên bố chung của hội nghị G7 về vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, Hồng Kông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan - tất cả các vấn đề rất nhạy cảm đối với Bắc Kinh.
Cổ phiếu của các công ty liên quan đến sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc giảm, sau khi các nhà lãnh đạo G7 tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách cung cấp cho các quốc gia đang phát triển một kế hoạch cơ sở hạ tầng có thể cạnh tranh.
Chứng khoán Hồng Kông giảm theo chân thị trường Đại lục, khi căng thẳng chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,71% xuống 28.638,53 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,76% xuống 10.668,93 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng, mặc dù đà đi lên bị chặn lại khá nhiều khi các nhà đầu tư hạn chế đặt cược lớn trước cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,2% lên 3.258,63 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tín dụng vẫn tăng trưởng trong đại dịch
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần là điều kiện tích cực để cầu tín dụng tăng trưởng, bất chấp nền kinh tế đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ tư..>>
- Ai trả lại công bằng cho nhà đầu tư?
Sau phản ứng gay gắt từ cộng đồng nhà đầu tư, HOSE và các công ty chứng khoán đã phải thay đổi, song tuần này ra sao vẫn là sự bất định..>>
- “Cổ phiếu vua” vẫn còn dư địa tăng
Lợi nhuận, tăng vốn - các yếu tố nâng đỡ bền vững cho giá cổ phiếu ngân hàng từ nay đến cuối năm 2021..>>
- Chưa lo "bong bóng" chứng khoán
Đều tăng điểm mạnh nhờ dòng tiền cá nhân, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa xuất hiện những dấu hiệu "bong bóng" như thị trường chứng khoán Trung Quốc giai đoạn 2015..>>
- Goldman Sachs: "Quá lớn để sụp đổ" có thể không áp dụng ở Trung Quốc
Theo Goldman Sachs, quy mô vỡ nợ xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian gần đây cho thấy khái niệm “quá lớn để sụp đổ” có thể không còn áp dụng tại đây..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận