Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán chưa có bong bóng
VN-Index nhích nhẹ; Tài chính tiêu dùng: Sức hút thị trường 100 triệu dân; “Bắt mạch” trái phiếu địa ốc; Chưa xuất hiện yếu tố bong bóng trên thị trường chứng khoán; Giá lương thực liên tục tăng, mã nào hưởng lợi?; Chứng khoán châu Á hồi phục mạnh; Colonial Pipeline trả 5 triệu USD cho tin tặc sau sự cố tấn công mạng… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/5 tăng 80.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,90 – 56,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 11,1 USD lên 1.826,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần lên quanh 1.835 USD/ounce và đi ngang quanh biên độ hẹp cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,21% xuống 90,57 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.176 đồng, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.950 - 23.150 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,43 USD (+0,67%), lên 64,25 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) tăng 0,57 USD (+0,85%), lên 67,62 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất hơn 7 điểm
Trong phiên sáng, mặc dù dòng tiền vẫn chảy mạnh, nhưng áp lực phân hóa mạnh dần xuất hiện khiến VN-Index lùi về sát tham chiếu.
Bước sang phiên chiều, diễn biến tiếp tục phân hóa khiến VN-Index có thời điểm thủng mốc 1.260 điểm. Tuy nhiên, nhóm bluechip vẫn là trụ đỡ chính, giúp VN-Index có những nhịp hồi phục và tăng trở lại lên trên 1.265 điểm khi đóng cửa.
Bluechip tăng tốt hôm nay có HDB +3% lên 31.200 đồng, xác lập mức giá cao lịch sử. Bên cạnh đó là MSN +5%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC bất ngờ tăng vọt lên mức giá trần về cuối phiên +7%, khớp lệnh hơn 41,87 triệu đơn vị.
Chứng khoán Mỹ
Sau 3 phiên bán tháo liên tiếp, phố Wall quay lại hồi phục nhờ dữ liệu lạc quan từ thị trường lao động.
Số đơn Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 34.000, xuống còn 473.000 trong tuần kết thúc vào ngày 8/5. Đây là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2020, thời điểm cả nước Mỹ bắt đầu thực hiện đóng cửa kinh tế do đại dịch Covid-19 bùng phát.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh nhờ lực mua bắt đáy sau những phiên giảm mạnh gần đây, nhưng cả tuần giảm hơn 4% khi các nhà đầu tư kiềm chế mở vị thế lớn, trong bối cảnh các trường hợp nhiễm mới Covid-19 gia tăng và lạm phát của Mỹ đe dọa tăng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,32% lên 28.084,47 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,86% lên 1.883,42 điểm. Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm tới 4,3%.
Hôm nay, cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng, khi các nhà đầu tư săn lùng các mã đã giảm sâu sau đợt bán tháo toàn cầu trong lĩnh vực này thời gian gần đây.
Một số cổ phiếu đáng chú ý là Isuzu Motors Ltd, tăng 21,68% sau khi đưa ra dự báo lợi nhuận tăng cho năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2022.
IHI Corp đã tăng 8,79% cũng nhờ dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính này sẽ tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu tài chính và chăm sóc sức khỏe.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,77% lên 3.490,38 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,36% lên 5.110,59 điểm.
Trong tuần, CSI300 tăng hơn 2,3%, trong khi SSEC tăng 2,1%.
Dẫn đầu đà tăng hôm nay là chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính và chăm sóc sức khỏe, tăng lần lượt là 3,3% và 2,4%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng theo chân các thị trường châu Á khác, nhưng cũng đã giảm khá mạnh trong tuần do áp lực bán tháo ở nhóm cổ phiếu công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,11% lên 28.027,57 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprise tăng 0,36% lên 10.404,95 điểm.
Trong tuần, HSI giảm 2,1% trong khi HSCE giảm 2,7%.
Chỉ số công nghệ đã giảm 0,5% hôm nay, mất 4,9% trong tuần và giảm 31% so với mức cao kỷ lục vào ngày 18/2, do các công ty lớn tiếp tục chịu áp lực trước cuộc chiến chống độc quyền từ phía Bắc Kinh.
Đáng kể là cổ phiếu của gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan đã mất 3%, và tổng cộng trong tuần giảm tới 13,7%.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng hồi phục khi giới đầu tư bắt đáy và nỗi lo lạm phát tại Mỹ vơi dần.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1% lên 3.153,32 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 1,37%.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tài chính tiêu dùng: Sức hút thị trường 100 triệu dân
Triển vọng của ngành tài chính - tiêu dùng Việt Nam còn nhiều dư địa là lý do các nhà đầu tư nước ngoài luôn nhắm tới..>>
- “Bắt mạch” trái phiếu địa ốc
80% giá trị trái phiếu bất động sản phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết, với các hệ số tài chính ở mức yếu hơn đáng kể so với các doanh nghiệp niêm yết, tỷ lệ lớn không có tài sản đảm bảo..>>
- Chưa xuất hiện yếu tố bong bóng trên thị trường chứng khoán
Giám đốc phân tích đầu tư nhiều công ty chứng khoán cho rằng, diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường phù hợp với sức khỏe, triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp, chưa xuất hiện yếu tố bong bóng..>>
- Giá lương thực liên tục tăng, mã nào hưởng lợi?
Giá lương thực, đặc biệt là gạo, không ngừng tăng lên, giúp nhiều doanh nghiệp hưởng lợi như LTG, PAN...>>
- Colonial Pipeline trả 5 triệu USD cho tin tặc sau sự cố tấn công mạng
Colonial Pipeline, công ty vận hành đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ được cho là đã trả khoản tiền chuộc gần 5 triệu USD cho những tin tặc đã tấn công vào công ty và gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu, tăng giá trên khắp Bờ Đông nước Mỹ..>>
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận