Thị trường Mỹ phản ứng bình thản với thông tin lạm phát
Số liệu lạm phát vừa rồi theo mình không đủ để justify 1% tăng lãi suất. Số liệu lạm phát + job market theo mình đủ để Fed tăng 0,75 một lần nữa.
Với mặt bằng lãi suất sau khi tăng 0.75 nữa vẫn sẽ từ mức cực thấp tăng lên mức thấp của lịch sử, thị trường đơn giản chuyển từ một thị trường very easy money sang một thị trường easy money (xem chart). Bà con đang quá bi quan về cái khái niệm "recession".
Xin thưa, mức giảm giá của thị trường hiện tại sau khi loại ra những con nồi đống cối đá high div yield thì đã cao hơn cả những giai đoạn recession cực lớn, trong khi dự báo xấu nhất của recession tiếp theo là trên mức "mild" mà thôi.
"Recession" không phải khủng hoảng các bạn ợ. Dự báo ở mức xấu nhất lúc này là unemployment sắp tới trong kịch bản xuất cũng chỉ là khoảng 5%, so với cái đỉnh 10% của 2007-2009 hay gần 15% của 2020 thì chỉ là muỗi. 2020 là cái tình huống tồi tệ nhất mình đã từng thấy với một nền kinh tế từ khi mình biết chơi thị trường. Và Fed cùng anh em Robinhood trader đã đảo ngược thị trường theo mình là một cách thần kỳ mà mình đến giờ chưa thể hiểu hết (trong đó vai trò leveraged và margin là cực kỳ lớn).
US, UK Market hiện tại trên 4 cơ sở sau đều không có cái chỗ nào là crisis cả. 2020 là mình really worried, còn thị trường hiện tại mình không. Mình chỉ chờ khi nào tay to nghỉ chán rồi roll lại mới cash vào thị trường thôi. Các anh cũng không thể cầm cash mãi được, mandate sẽ xử các anh.
- Bank capital adequacy
- Market wide funding liquidity
- Investment funds' cash position
- Valuation
Lãi suất chính sách dù lên 3% thì crash the economy được thế nào mà crash (nó vẫn là mặt bằng thấp của lịch sử đó mấy cha chém gió như đúng rồi ơi).
Rồi có mấy bạn tưởng tượng ra mortgage rate sẽ tăng 1% khi lãi suất điều hành tăng 1%. Làm sao mà vậy được? Mortgage ra không được KPI bị cắt, bank directors làm sao mà sống. Cái housing market nó slow lại rồi thì anh muốn ra mortgage anh chỉ có thể tăng nhẹ hơn mà thôi.
Bạn nên nhớ lãi suất chính sách tăng 1% không có nghĩa là tiền gửi tiết kiệm bank tăng 1% để mà bank có pressure về cost of funds để mà tăng lãi suất y như vậy. Bank nhu cầu ra vốn không lớn (recession risk mà), nhu cầu tiền không nhiều (còn 1 đống trong reserves), thì lấy tiền tiết kiệm của bạn về làm gì? Money market funds vẫn đang được channel 1 đống tiền từ bank qua kìa, bank vẫn không muốn lấy 1 đống tiền gửi của khách về nuôi muỗi.
China với một vài nước emerging over-leveraged là một câu chuyện khác, nhưng growth của họ cũng đang tốt hơn và đang recover từ Covid, họ ở different phase so với US, UK. Câu chuyện vỡ nợ bank của China là vỡ mấy bank nhỏ do cát cứ địa phương dẫn đến anh em xã hội địa phương control mấy bank nho nhỏ rồi làm bậy làm bạ.
Còn crypto lại là một vấn đề khác. Fundamental problem hiện nay của crypto đơn giản là câu chuyện đổ domino mấy ông DeFi và các ông miner vay nợ đi đào coin. Giờ làm sao các ông hết bán nữa là thị trường ổn. Thị trường không có Lender of last resort thì nó phải vậy, hôm bữa mình về ở HCM meeting mình có nói rồi. Mình see no other way out cho đến khi các ông đó bị xử hết. HODLER nó cầm BTC từ 5k, 10k và anh em nó đi làm 1 tháng 15-20k lấy ra một mớ mua coin thì nó care cái gì. Chỉ là các anh bị squeezed thì cứ phải squeezed. Ai vay đu đỉnh thì đành chịu thôi.
Đã chơi margin là có chơi có chịu, mà người chơi margin chân chính thì cũng không cần ai thương mà đi lecture là "đừng dùng margin". Biết lúc nào dùng, lúc nào nghỉ, khi nào dùng nhiều, khi nào dùng ít thôi, chứ công cụ tài chính có ở đó, biết xài thì nó vẫn có lợi chứ sao. Thời kỳ này với dân ít rành thị trường thì khuyến nghị người ta ít dùng thôi, chứ biết dùng vẫn được như thường. Thử short EUR/USD leverage x5 mấy bữa trước coi. Trend rõ, thế tốt thì vẫn đánh được.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận