Thị trường hàng hóa tuần từ 16-23/7: Thép, cà phê ghi dấu ấn
Kết thúc tuần giao dịch từ 16-23/7, trong khi giá vàng, quặng sắt hay nông sản quay đầu giảm sau thời gian liên tục tăng, thì nhiều mặt hàng vẫn duy trì đà tăng, trong đó thép, cà phê ghi dấu ấn với đà tăng giá mạnh.
Nguyên liệu công nghiệp: Cà phê tăng giá mạnh
Đóng cửa phiên 23/7, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 0,55 US cent (+3,1%) lên 18,17 US cent/lb, cao nhất trong 2 tuần qua; đường trắng cùng kỳ hạn đóng cửa tăng 10,7 USD (+2,4%) lên 457,7 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2021 đóng cửa giảm 4,65 US cent (-2,4%) xuống 1,89 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong hơn 6,5 năm qua tại mức 2,095 USD trong phiên cuối tuần qua 23/7. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, cà phê arabica vẫn tăng 18,5%.
Ngược lại, cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2021 đóng cửa phiên này tăng 10 USD (+0,5%) lên 1.899 USD/tấn sau khi chạm mức cao nhất trong gần 4 năm ở mức 1.993 USD/tấn, qua đó duy trì mức cao trong suốt tuần giao dịch.
Một số đại lý cho biết, mặc dù băng giá không gây thiệt hại cho vụ mía hiện tại, nhưng có thể ảnh hưởng trong vụ tới. Dẫu vậy, thiệt hại với cây mía cần có thời gian đánh giá và sẽ phụ thuộc vào mức độ các trận mưa rào sắp tới. Theo các đại lý này, giá mía về cơ bản “cứng” hơn giá cà phê.
Kim loại: Vàng và quặng sắt quay đầu giảm, thép tiếp tục tăng cao
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tuần qua giảm 1,2% xuống 25,16 USD/ounce, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp; bạch kim mất 3% xuống 1.059,76 USD/ounce; palladium cũng giảm 1,7%, xuống 2.672,76 USD/ounce.
Chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Kitco Metals, Jim Wyckoff nhận định: “Thị trường vàng đang tìm kiếm một động lực cơ bản mới và hiện chưa có một động lực nào thực sự”. Ông Wyckoff đồng thời lưu ý lãi suất thực suy yếu và sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 không đủ đẩy giá vàng tăng cao.
Nhân tố khác cũng góp phần gây sức ép giảm lên kim loại quý này là USD mạnh hơn, với chỉ số USD-Index dao động gần mức đỉnh 3,5 tháng và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vững chắc hơn. Lãi suất cao hơn có xu hướng gây áp lực lên vàng, vốn không mang lại lợi suất khi nó làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại quý.
Hiện thị trường đang tập trung vào cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra trong tuần này, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 22/7 cam kết giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong một thời gian.
Thực tế, đồng LME đã giảm từ mức kỷ lục 10.747,5 USD/tấn hồi tháng 5/2021, nhưng vẫn tăng 22% từ đầu năm tới nay. Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank dự đoán, đồng sẽ còn duy trì xu hướng giảm trong những tháng tới, xuống khoảng 8.500 USD/tấn.
Giá quặng sắt Đại Liên có tuần giảm mạnh nhất trong 17 tháng qua do Trung Quốc tăng cường thúc đẩy giảm sản lượng thép, khiến các nhà máy cắt giảm sản lượng để tránh các lệnh trừng phạt. Theo đó, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 2% xuống 1.124 CNY (173,6 USD)/tấn - cũng là giảm phiên thứ 5 liên tiếp. So với tuần trước, giá quặng sắt đã giảm khoảng 10% - mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 và giảm 17% so với mức đỉnh hồi tháng 5/2021.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2021 tại Singapore giảm 0,2% xuống 197,25 USD/tấn; quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe tại Trung Quốc cũng xuống mức thấp nhất 6 tuần qua tại mức giá 209,5 USD/tấn trong ngày 22/7.
Tuy nhiên, giá thép thanh tại Thượng Hải phiên 23/7 tăng 2,2%, thép cuộn cán nóng tăng 1,7% và cả hai mặt hàng này đều có tuần thứ 4 tăng giá liên tiếp.
Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà máy thép trong nước đảm bảo sản lượng trong năm 2021 không nhiều hơn so với năm 2020, sau khi tăng sản lượng nửa đầu năm 2021 khoảng 12% so với cùng kỳ 2020.
Năng lượng: Giá dầu, khí LNG và than cùng tăng
Trong phiên 23/7, giá dầu tiếp tục phục hồi mạnh mẽ do dự báo nguồn cung dầu vẫn sẽ thắt chặt trong năm nay. Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng 31 US cent (+0,4%) lên 74,1 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 16 US cent (+0,2%) lên 72,07 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, dầu Brent tăng 0,7% sau khi giảm trong 3 tuần liên tiếp, còn dầu WTI tăng 0,4% sau khi giảm 2 tuần liên tiếp, bất chấp việc giảm mạnh tới 7% trong phiên đầu tuần (19/7) - phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2021 - sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn khác (còn gọi là nhóm OPEC+) công bố tăng sản lượng, làm dấy lên lo ngại về thặng dư nguồn cung, trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 gia tăng một lần nữa đe dọa ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Trong một ghi chú mới đây, Commerzbank cho rằng, những lo ngại về nhu cầu dầu đã được chứng minh là bị phóng đại, đó là lý do cho sự phục hồi đáng chú ý của giá “vàng đen” trong tuần qua.
Giới đầu tư dầu giờ đây tin tưởng rằng, dù sản lượng dầu của các nhà sản xuất chính có tăng lên, thị trường sẽ vẫn thiếu nguồn cung cho đến cuối năm. Tăng trưởng nhu cầu dự kiến sẽ vượt nguồn cung sau khi OPEC+ đạt được thỏa thuận tăng thêm 400.000 thùng dầu/ngày từ tháng 8-12/2021.
Theo thống kê mới nhất, lượng dầu thô dự trữ tại các kho của Mỹ đã tăng 2,1 triệu thùng vào tuần trước, nhưng lượng dầu dự trữ tại Cushing - cơ sở giao vận các thùng dầu WTI tại bang Oklahoma đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2020.
Trong một báo cáo ngắn mới đây, Bank of America tin rằng các động thái của OPEC+ sẽ đẩy giá đi xuống. Ngân hàng này cũng dự báo giá dầu Brent có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng vào năm tới
Trong khi đó, giá khí tự nhiên (LNG) tiếp tục tăng cao tại các thị trường lớn. Tại châu Á, các nguồn tin cho biết, giá LNG trung bình giao tháng 9/2021 ở Đông Bắc Á ước đạt khoảng 14,45 USD/mmBtu, tăng 1,15 USD so với tuần trước nữa, cũng là mức cao nhất kể từ giữa tháng 1/2021.
Dữ liệu thời tiết từ Refinitiv Eikon cho thấy, nhiệt độ ở Tokyo, Seoul và Bắc Kinh - là những nước tiêu thụ LNG hàng đầu - dự kiến sẽ duy trì trên mức trung bình trong 2 tuần tới.
Tại Mỹ, giá LNG tăng lên mức cao nhất trong 31 tháng vào ngày 23/7/2021 do dự báo thời tiết nóng hơn và nhu cầu điều hòa không khí cao hơn trong 2 tuần tới so với dự kiến trước đó.
Theo đó, giá LNG giao sau tăng 5,7 cent (+1,4%), lên 4,060 USD/mmBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 12/2018 trong 5 ngày liên tiếp. Như vậy, giá LNG đã tăng gần 11% trong tuần qua sau khi giữ ổn định vào tuần trước nữa, mức tăng phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2/2021.
Refinitiv dự báo, nhu cầu khí đốt trung bình, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 92,5 bcfd trong tuần qua lên 95,5 bcfd trong tuần này và 95,6 bcfd trong 2 tuần tới khi thời tiết trở nên nóng hơn bình thường..
Lượng khí đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ cho đến nay đã đạt trung bình 10,8 bcfd trong tháng 7/2021, tăng từ 10,1 bcfd vào tháng 6/2021 nhưng vẫn thấp hơn mức kỷ lục 11,5 bcfd vào tháng 4/2021.
Tương tự, giá than thế giới cũng đi lên trong tuần qua do thiếu hụt nguồn cung. Việc bảo trì theo kế hoạch của tuyến đường sắt nối các tỉnh sản xuất than của Nam Phi và cảng Richards Bay, hạn chế khối lượng xuất khẩu than của Nam Phi và hỗ trợ giá than đạt 125 USD/tấn. Cảng Richards Bay, nơi đã buộc phải tạm dừng hoạt động trước đó do các cuộc biểu tình của dân chúng trong nước, hiện đang hoạt động ở chế độ hạn chế trong bối cảnh các biện pháp an ninh được gia tăng. Dự trữ than tại các nhà ga ở Vịnh Richards giảm xuống mức 3 triệu tấn tính đến ngày 14/7/2021.
Giá than NAR 5500 kcal/g sản xuất trong nước tại cảng Qinhuangdao vượt 157 USD/tấn trong bối cảnh mưa lớn ở Trung Quốc, khiến hoạt động của một số mỏ than lớn và tuyến đường sắt bị đình trệ, kéo trữ lượng than tại cảng này giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Nhu cầu cao về nguyên liệu năng lượng từ Úc tiếp tục củng cố chỉ số than có xuất xứ nước này đạt 160 USD/tấn. Đợt nắng nóng ở Nhật Bản, cũng như quyết định tăng khối lượng phát điện trong nước của Chính phủ Nhật trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic từ ngày 23/7 đến ngày 8/8/2021 đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu than của nước này.
Một số giao dịch lớn của các doanh nghiệp phát điện Trung Quốc với việc cung cấp than từ Indonesia trong tháng 8/2021 cũng như nhu cầu của một số nhà máy nhiệt điện ven biển ở Ấn Độ đã hỗ trợ giá than 5900 GAR của Indonesia đạt 102 USD/tấn. Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 trầm trọng trong nước và việc đóng cửa một số mỏ ở miền nam Indonesia làm giảm xuất khẩu than, hỗ trợ thêm cho giá than xuất khẩu.
Bất chấp vị thế chờ đợi của một số công ty luyện kim lớn tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, nguồn cung nguyên liệu luyện cốc từ Inner Mongolia tới Trung Quốc bị hạn chế buộc các doanh nghiệp thép Trung Quốc phải mua than luyện kim của Úc từ các thương nhân châu Á, tác động tích cực đến giá than Úc đạt 210 USD/tấn.
Nông sản: Đồng loạt điều chỉnh giảm
Sau tuần bật tăng mạnh trước đó, giá lúa mì, ngô, đậu tương trên sàn giao dịch Chicago giảm do thời tiết cải thiện.
Cụ thể, kết thúc phiên 23/7, giá lúa mì vụ đông mềm đỏ kỳ hạn tháng 9/2021 đóng cửa giảm 8-1/4 US cent xuống 6,84 USD/bushel và cả tuần giảm 8-1/2 US cent, tương đương giảm 1,23%.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2021 giảm 10-1/2 US cent xuống 13,51-3/4 USD/busehl. Các nhà xuất khẩu đã bán 100.000 tấn đậu tương sang Mexico trong năm tài chính 2021-2022. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc dường như đang dần chậm lại về cuối năm.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2021 đóng cửa phiên này giảm 18-1/4 US cent xuống 5,43 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng trên thị trường quốc tế tuần qua
(1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
(USD Cent/lb | 1USD = 100cent | 1Lb ~ 0,45Kg | Đơn vị giao dịch: lot, 1 lot = 10 tấn).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận