Thị trường "điên đảo" anh em chững sỹ ai là tý hon ai là khổng lồ?
Với anh em hệ xanh/đỏ, tóm lại kiếm được bao nhiêu tiền. Đó là người chiến thắng, bất luận tí hon (nđt cá nhân) hay khổng lồ (nđt tổ chức). Thực tế là, nhiêu người nđt nhỏ bé x5, x10 tài khoản. Nên, cứ phân tích này, phân tích khác…mà tài khoản âm, thì cũng chỉ là vô nghĩa.
THẾ ANH EM LÀ TÍ HON HAY KHỔNG LỒ?
"Chàng tí hon David và gã khổng lồ Goliath" hay câu chuyện ngụ ngôn "Rùa và thỏ" mà dân mình ai cũng biết? Chiến thắng của những nhân vật “nhỏ bé, chậm chân” đòi hỏi một quá trình chậm rãi nhưng liên tục. Nhưng thực tế thì mấy ai quan tâm đến điều đó. Kết quả mới là thứ quan trọng nhất.
Với anh em hệ xanh/đỏ, tóm lại kiếm được bao nhiêu tiền. Đó là người chiến thắng, bất luận tí hon (nđt cá nhân) hay khổng lồ (nđt tổ chức). Thực tế là, nhiêu người nđt nhỏ bé x5, x10 tài khoản. Nên, cứ phân tích này, phân tích khác…mà tài khoản âm, thì cũng chỉ là vô nghĩa.
À thì có người nói, x5, x10 là một trận đánh, còn trong cả cuộc chiến, đầu tư chứng khoán là lâu dài, đường dài mới biết ngựa hay. Những người x5, x10 kia sẽ có lúc mất x2 tài khoản. Nhưng “lúc nào” thì không ai nói? Và nếu có tụt, có khi họ đã nhanh chân rút hàng rồi.
TUẦN QUA, AI LÀ TÍ HON, AI LÀ KHỔNG LỒ?
Hành vi của các nhóm nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân trong nước và Nước ngoài là bên bán ròng, Tổ chức trong nước và Tự doanh mua ròng. Sức mạnh dòng tiền: Dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID, giảm ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML. VN30 là chỉ số duy nhất giảm điểm trong tuần trong khi VNSML tăng trên 5%. Tỉ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào nhóm Hàng và dịch vụ công nghiệp, Bán lẻ, giảm vào nhóm Thực phẩm & đồ uống, Hóa chất
NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRONG NƯỚC VÀ TỔ CHỨC
Bán ròng 440 tỷ đồng,mua chủ yếu nhóm vốn hoá lớn ngành xây dựng, thực phẩm đồ uống, bất động sản như CII, VNM, NVL, MSN, GEX. Trong khi đó, lực bán tập trung vào nhóm vốn hoá lớn/trung bình ngành ngân hàng, bất động sản, hạ tầng như VHM, TCB, KBC, STB, GAS. Điều này gợi ý về việc, chiến lược nhà đầu tư tổ chức, tự doanh là mua gom những cổ phiếu hấp dẫn về mặt định giá thuộc nhóm ngành được hưởng lợi từ chu kỳ kinh tế, ngược lại nhóm nhà đầu tư cá nhân vừa đồng thời chọn nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, mang lại cảm giác an toàn và những cổ phiếu được thị trường quan tâm, thảo luận.
KHỐI NGOẠI VÀ TỰ DOANH
Bán ròng 453 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào bán các cổ phiếu vốn hoá lớn nhóm bất động sản, xây dựng và thực phẩm đồ uống như: MSN, CII, VNM nhưng họ cũng mua các cổ phiếu vốn hoá lớn ngành ngân hàng, bất động sản, dịch vụ hạ tầng, tài nguyên cơ bản: CTG, HPG, VHM, GAS. Ngược lại, tự doanh mua ròng 1,000 tỷ đồng trong tuần qua, lực mua tập trung vào nhóm vốn hoá lớn ngành ngân hàng, bất động sản, tài nguyên cơ bản như TCB, VPB, HPG, DXG. Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn ngành bán lẻ, công nghệ thông tin, xây dựng bị bán mạnh nhất như CII, PNJ, VRE, FPT
BÌNH DIỆN QUỸ
Chỉ có duy nhất quỹ ngoại Dragon Capital thông báo đã mua vào 430,000 cp MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động trong ngày 05/01/2021. Tăng sở hữu tại đây tăng từ 9.96% lên 10.02%, tương đương hơn 71.4 triệu cp. Và mua vào tổng cộng 1.38 triệu cp DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh vào ngày 31/12/2021. Tăng sở hữu lên mức 108.3 triệu cp DXG, tương đương 18.2% vốn.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
- Trên biểu đồ khung tuần, đóng nến tuần tại mức1,528.48 là mức đóng tuần cao nhất và phiên 4/1 cũng xác lập mức điểm cao nhất vươn tới trong lịch sử VNindex. Mẫu hình nến là một cây nến tương đối đặc, bóng nến dưới cực ngắn thể hiện tâm lý hứng khởi ngay trong phiên đầu tiên của năm mới với lực cầu mạnh mẽ, lấn át bên cung. Tuy nhiên, xuất hiện bóng nến trên, tuy không lớn (chỉ bằng 2/5 thân nến) nhưng cũng cho thấy vẫn luôn xuất hiện áp lực chốt lời trong ngắn hạn.
- Trên biểu đồ khung ngày, như kịch bản số 1 đã đưa ra tuần trước, VNindex đã vượt đỉnh (lên đến 1,536) để hướng về các mốc cao hơn 1,550-1,600. Tuy nhiên, ngay sau đó là 3 phiên giằng co giữa bên mua và bên bán với khối lượng tương đối cao (ở cả 3 phiên) đẩy VNindex đi ngang trong 1 biên độ hẹp từ 1,519 đến 1,534 (thân nến nhỏ).
TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG
- Tuần giao dịch bị chi phối bởi thông tin về gói hỗ trợ kinh tế trị giá 350,000 tỷ đồng. Dù thấp hơn nhiều so với quy mô được kỳ vọng ban đầu là 800,000 tỷ đồng nhưng thị trường phản ứng rất tích cực với thông tin trên. Thông tin về Biên bản họp của Uỷ ban thị trường mở Liên Bang (FOMC) trong tháng 12/2021 về việc cần giảm quy mô bảng cân đối kế toán, thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn để kiểm soát lạm phát hầu như không ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước
- Tâm lý an toàn trong tuần trước được thay thế bởi tâm lý ham thích rủi ro do (i) thông tin gói hỗ trợ kinh tế và (ii) nhanh chóng kiếm lợi nhuận trước Tết. Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình/nhỏ của ngành được cho là hưởng lợi từ gói hỗ trợ kinh tế (xây dựng, bất động sản, dịch vụ hạ tầng, công nghiệp) thu hút được giới đầu tư.
DIỄN ĐÀN VÀ CÁC CTCK
- Trên các diễn đàn chứng khoán lớn nhưF319,F247, nhiều thành viên vẫn đang kỳ vọng về việc NHNN sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2022, đồng thời chỉ đạo các Tổ chức Tín dụng (TCTD) phấn đấu giảm lãi suất 0.5%- 1% trong 2 năm tới. Bên cạnh đó là câu chuyện kỳ vọng TTCK Việt nam sẽ được FTSE nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 trong năm 2022.
- Nhiều công ty chứng khoán trên thị trường (SSI,VND)đã chọn danh. Mục cổ phiếu khuyến nghị trong tháng 01/2022, chủ yếu mã cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản, bán lẻ, ngân hàng, bất động sản, dịch vụ hạ tầng như: HPG, VHM, PNJ, GAS, MWG, TCB, VPB
THẾ ANH EM LÀ TÍ HON HAY KHỔNG LỒ?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận