24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Văn Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thêm một nhà máy đường tại ĐBSCL dừng hoạt động, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường nói gì?

Theo Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), quyết định tạm dừng sản xuất Nhà máy đường Phụng Hiệp trong vụ ép mía 2023-2024 không dễ dàng gì đối với công ty Mía đường Cần Thơ, nhưng có vẻ là hợp lý nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Đối với ngành đường, việc tạm dừng nhà máy Phụng Hiệp không ảnh hưởng lớn đến sản lượng chung.

Thêm một nhà máy đường tại ĐBSCL dừng hoạt động, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường nói gì?

Ngày 19/10, CTCP Mía đường Cần Thơ (Casuco) ra nghị quyết ĐHĐCĐ thống nhất phương án dừng sản xuất niên vụ 2023-2024 của nhà máy đường Phụng Hiệp. Casuco cho hay, do nguồn nguyên liệu không đủ phục vụ sản xuất cho nhà máy, nếu tiếp tục hoạt động sẽ dẫn đến thua lỗ nặng. Bên cạnh tạm dừng sản xuất nhà máy đường Phụng Hiệp, Casuco sẽ thực hiện giải quyết lao động theo quy định và các tồn tại có liên quan.

Nhà máy đường Phụng Hiệp có công suất ép 2,500 tấn mía nguyên liệu mỗi ngày, lớn nhất miền Tây hiện nay, đặt tại TP. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Trước đó, Casuco đã đưa ra hai phương án sản xuất cho nhà máy đường Phụng Hiệp trong niên vụ 2023-2024, gồm phương án 1 là tiếp tục sản xuất nhưng chấp nhận lãi, lỗ theo diễn biến thực tế và phương án 2 là tạm dừng hoạt động.

Báo cáo của Casuco cho thấy, niên vụ 2022-2023 vừa qua, nhà máy đường Phụng Hiệp chỉ ép được 14,516 tấn mía, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu 80,000 tấn. Đồng thời, kết quả hoạt động lỗ trên 21.3 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đề ra là lãi 2 tỷ đồng.

Tạm dừng nhà máy Phụng Hiệp ảnh hưởng lớn đến sản lượng chung ra sao?

Liên quan thông tin trên, trao đổi với người viết ngày 25/10, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết, Hiệp hội có nắm được thông tin nhà máy Phụng Hiệp đóng cửa. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng nguyên liệu của nhà máy Phụng Hiệp có những đặc thù.

Casuco cho hay, trong vụ 2023-2024 sắp tới, nhà máy Phụng Hiệp chỉ có thể hoạt động đủ công suất nếu “giá thu mua mía tối thiểu bằng giá mía chục - tương ứng tối thiểu 2,200 đồng/kg”. Điều này có nghĩa nông dân đã có đầu ra tiêu thụ với giá tốt hơn. Còn nhà máy, với giá đường hiện nay sản xuất chỉ đủ trả tiền mía, như vậy là không hiệu quả.

Chủ tịch VSSA nhận định, việc tạm dừng nhà máy Phụng Hiệp không ảnh hưởng đến nông dân và là quyết định không dễ dàng gì đối với Casuco, nhưng có vẻ là hợp lý nhất trong hoàn cảnh hiện nay.

Thêm một nhà máy đường tại ĐBSCL dừng hoạt động, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường nói gì?

Đối với ngành đường, việc tạm dừng nhà máy Phụng Hiệp cũng không ảnh hưởng lớn đến sản lượng chung, vì năm ngoái nhà máy cũng chỉ ép được 14,000 tấn mía (chiếm 0.14% sản lượng ngành).

Trước đó, trong niên vụ sản xuất 2022-2023, giá thu mua của Casuco từ 1,380-1,420 đồng/kg (thuộc loại cao nhất trong nước) đã có lãi. Tuy nhiên người dân đã từ chối bán mía cho nhà máy, thay vào đó họ bán mía nước với giá 2,200 - 3,200 đồng/kg; hoặc bán cho các lò thủ công 1,600 - 1,700 đồng/kg; bán đi Long An, Tây Ninh tiêu thụ có giá hơn 1,400 - 1,470 đồng/kg.

“Đây là quyết định của người nông dân khi họ đã chọn các đầu ra không ổn định nhưng có giá cao hơn thay vì đầu ra ổn định (hợp đồng với nhà máy) nhưng có giá thấp hơn”, ông Lộc lý giải.

Khu vực ĐBSCL cần có giải pháp cụ thể phù hợp với đặc trưng vùng miền

Những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành mía đường khu vực ĐBSCL ngày càng sa sút, khiến không ít hộ nông dân phải lần lượt bỏ loại cây trồng vốn từng một thời mang lại thu nhập cao.

Chủ tịch VSSA cho biết, trên cơ sở thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới là "chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế một cách bình đẳng với tinh thần độc lập, tự cường; chấp nhận chuyển đổi một số vùng sản xuất mía không hiệu quả và cơ cấu lại các nhà máy đường thua lỗ, yếu kém theo quy luật kinh tế thị trường; hình thành vùng nguyên liệu mía gắn với nhà máy sản xuất đường đảm bảo hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững”.

Chủ tịch VSSA cho biết, định hướng chung của Hiệp hội là củng cố phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất mía đường bằng nâng cao thu nhập nông dân trồng mía thông qua tái tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ (chứ không phải nâng giá mía – vì bị giới hạn bởi giá đường).

Theo ông Lộc, ĐBSCL cũng cần tìm ra các giải pháp cụ thể phù hợp với đặc trưng vùng miền. Thông tin từ Casuco cho biết, doanh nghiệp sẽ bám sát diễn biến thị trường mía chục, mía đi Long An, Tây Ninh để xây dựng kế hoạch phục hồi vùng nguyên liệu cho các vụ kế tiếp, khi đủ điều kiện sẽ tiến hành đưa nhà máy đường Phụng Hiệp sản xuất trở lại.

Theo các số liệu tổng hợp từ ngành nông nghiệp, ĐBSCL từ chỗ có 90,000 ha trồng mía, nay giảm xuống chỉ còn khoảng 15,000 - 16,000 ha. Diện tích mía tập trung ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và một phần ở Cà Mau. Từ chỗ có 10 nhà máy đường hoạt động, đến 2022, ĐBSCL chỉ còn 3 nhà máy ở Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh hoạt động.

Thế Mạnh

FILI

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.04 -0.33 (-1.35%)
PTKT
21.48 +0.12 (+0.57%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả