Thấy gì qua mùa đại hội đồng cổ đông thời COVID-19?
Tại mùa đại hội đồng cổ đông 2020, các nhóm cổ đông đã lên tiếng mạnh mẽ và quyết liệt hơn để đòi lại quyền lợi của mình.
Theo kế hoạch, thời hạn cuối cùng mà các doanh nghiệp phải tổ chức đại hội đồng cổ đông là ngày 30/4. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVD-19 nên được kéo dài thêm 2 tháng, tức là đến 30/6. Thế nhưng, vẫn có những doanh nghiệp chưa thể tổ chức được.
Những câu chuyện tranh chấp giữa các nhóm cổ đông như Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), hiện nắm 15% vốn tại Eximbank chưa có hồi kết, việc này đã khiến ngân hàng mãi loay hoay không tìm được lối ra trong khi đáng ra nguồn lực phải được tập trung vào việc kinh doanh nhằm lấy lại vị thế cho Eximbank.
Tiến hành đại hội cổ đông trực tuyến
Tính đến nay, theo thống kê từ Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có đã gần 90% số doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch tại 3 sàn Upcom, HNX và HSX tổ chức đại hội đồng cổ đông, trong đó, không ít doanh nghiệp đã tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến.
SSI là công ty chứng khoán đầu tiên tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến, trên đó, cung cấp 1 platform riêng cổ đông có thể thực hiện được tất cả các quyền của mình gồm đăng nhập tham dự sự kiện, theo dõi, bỏ phiếu. Các cổ đông là cá nhân, tổ chức, trong nước hay nước ngoài đều có thể tiếp cận và chất vấn trực tiếp Ban điều hành, Hội đồng quản trị trực tiếp. Một hệ thống công nghệ với nhiều yếu tố phức tạp được triển khai nhưng đáp ứng được nhu cầu minh bạch thông tin và xoá nhoà khoảng cách của các nhà đầu tư.
Họp cổ đông trực tuyến là bất khả dĩ nhưng chính điều này giúp cho ai cũng có thể theo dõi, nghe trực tiép những thông tin của Hội đồng quản trị. Khi cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ nói lên tiếng nói của mình, cũng chính là lúc các doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp đầu ngành đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020, thậm chí có những sự dịch chuyển hướng để thích ứng với tình hình mới, để đáp ứng tốt hơn những kỳ vọng của nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp lớn có sự dịch chuyển hướng đầu tư
Vinamilk đang triển khai dự án mở chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê với thương hiệu Hi-Café có trụ sở chính ở quận 7, TP.HCM. Dự kiến, Vinamilk sẽ phát triển mở rộng chuỗi cửa hàng này tại nhiều địa điểm khác nhau, và đặt mục tiêu năm nay đạt doanh thu khoảng 60 nghìn tỉ đồng, tức là tăng 5,7%.
Tập đoàn Masan đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 30.000 cửa hàng bán lẻ, 2/3 trong số này sẽ được triển khai theo hình thức nhượng quyền. Hệ thống Vinmart sẽ không dừng lại ở việc bán lẻ hàng nhu yếu phẩm mà hướng tới việc xây dựng mô hình tích hợp, có thể phục vụ nhu cầu tài chính, viễn thông và xa hơn là cả kết nối, giải trí của khách hàng.
Theo các chuyên gia, việc thay đổi thay đổi chiến lược, phương thức sản xuất kinh doanh chính là cách doanh nghiệp tồn tại và phát triển sau COVID-19.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận