Tăng trưởng tín dụng đã "dễ thở" hơn?
Tăng trưởng kinh tế của nước ta những năm gần đây đã không còn dựa vào tăng trưởng tín dụng nóng như thời gian trước, với tăng trưởng tín dụng hàng năm nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tỷ lệ tín dụng/GDP cũng bắt đầu giảm từ năm 2015, từ mức trên 250% trong năm 2015 xuống 250% trong năm 2016 và rớt xuống khoảng 160% và 130% trong năm 2017 và 2018.
"Các yếu tố vĩ mô cơ bản của Việt Nam đã được tăng cường trong những năm gần đây và tăng trưởng kinh tế đã trở nên bền vững hơn. Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ với tỷ lệ tín dụng/GDP thấp hơn trong những năm gần đây”, MBKE bình luận trong sự kiện thảo luận về môi trường kinh doanh của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động diễn ra tại Singapore hồi đầu tháng.
“Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng từ năm 2011, cùng với tăng trưởng tín dụng vừa phải trong những năm gần đây đã giúp giảm rủi ro nợ xấu,” ông Thành chia sẻ.
“Tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng được báo cáo chính thức bởi các ngân hàng riêng lẻ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,9% (tính đến quí 2 năm 2019) trong khi tỷ lệ NPL ngoại bảng đã giảm từ mức cao nhất 17,4% trong quí 3 năm 2012 xuống còn 4,8% vào quí 2 năm 2019", ông cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách Công và Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cho rằng để hỗ trợ sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, NHNN nên xem xét tiến tới dần loại bỏ định mức tăng trưởng tín dụng hàng năm và để thị trường tự quyết định nhu cầu tín dụng của nền kinh tế trong năm đó.
Trong một báo cáo của World Bank hồi đầu năm, cơ quan này cho rằng dù tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã chững lại nhưng tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng và tỷ lệ tín dụng/GDP vẫn ở mức khá cao so với các quốc gia có cùng mức thu nhập.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận