Tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 6,7%?
Theo dự báo của Ngân hàng Standard Chartered, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7%. Ngân hàng nâng dự báo cho năm 2023 lên 7% và nhận định Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.
Dự báo này về kinh tế Việt Nam được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu do Ngân hàng Standard Chartered mới xuất bản gần đây mang tựa đề “Tiếp tục chống chọi với các thách thức” (Still battling headwinds) và báo cáo kinh tế vĩ mô chuyên sâu về Việt Nam mang tựa đề “Việt Nam - quay trở lại với mức tăng trưởng cao” (Vietnam - Moving back to high growth).
Tuy nhiên theo chuyên gia này, dịch Covid-19 tiếp tục là một rủi ro lớn, ít nhất trong ngắn hạn. Quý I/2022 là giai đoạn các nhà máy có thể sẽ quay trở lại hoạt động hết công suất cũng như chính phủ đưa ra chương trình kích thích kinh tế.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered, môi trường thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 mặc dù nhập khẩu có thể sẽ vẫn tăng cao.
Standard Chartered dự đoán Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ duy trì mức lãi suất chính sách ở mức 4% trong năm 2022 để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và kiểm soát lạm phát và có thể sẽ thực hiện bình thường hóa chính sách vào năm 2023 với việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 4,5% vào quý IV năm 2023.
Ở một góc nhìn khác, nhóm nghiên cứu của chuyên gia Cấn Văn Lực đến từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 12/1/2022 đưa ra dự báo GDP của Việt Nam trong năm 2022 nằm trong khoảng 6,5 - 7% trong khi CPI bình quân của năm tăng khoảng 3,4 - 3,7%.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm theo nhóm nghiên cứu này có thể lên đến 752 tỷ USD (xuất khẩu 380 tỷ USD - nhập khẩu 372 tỷ USD ở kịch bản cao và 748 tỷ USD ở kịch bản thấp, trong đó xuất khẩu là 372 tỷ USD trong khi nhập khẩu là 366 tỷ USD. Điều này có nghĩa là với kịch bản nào thì thương mại Việt Nam năm 2022 cũng sẽ chứng kiến mức thặng dư lớn nhất từ trước tới nay.
Vẫn theo nhóm nghiên cứu này, các yếu tố mang tính rủi ro, thách thức với tăng trưởng của Việt Nam bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 còn thiếu nhất quán; tác động của bệnh dịch với các ngành kinh tế không giống nhau; sức cầu còn yếu trong khi dịch vụ phục hồi chậm; đầu tư toàn xã hội tăng thấp.
Đáng chú ý hơn là nguy cơ lạm phát, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng tuy vẫn trong tầm kiểm soát.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận