Tăng thu hút vốn ngoại vào thị trường Việt Nam
Theo chuyên gia, việc đánh giá các dịch vụ tài chính tại Việt Nam là một trong những tiêu chí quyết định hàng đầu cho việc khối ngoại gia nhập vào thị trường.
Thuận lợi: Môi trường và dịch vụ tài chính
Ông Pyon Young Hwan - Giám đốc Phụ trách mảng Giao dịch Ngoại hối và Phái sinh, ngân hàng Shinhan Việt Nam
Theo chuyên gia, đây cũng là một trong những ưu điểm góp phần tăng thu hút vốn ngoại của Việt Nam, với việc tạo một môi trường với thị trường linh hoạt phù hợp với doanh nghiệp FDI.
Trong đó, ông nhấn mạnh, các tổ chức tài chính từ các quốc gia lớn cùng đầu tư vào Việt Nam, tạo nên một cấu trúc thị trường có thể hỗ trợ các dịch vụ tài chính.
Đối với các công ty FDI, khả năng đánh giá các dịch vụ tài chính tại Việt Nam là một trong những tiêu chí quyết định hàng đầu cho việc gia nhập vào thị trường, ông Pyon Young Hwan nói.
Hiện nay, các ngân hàng trong nước của Việt Nam cũng đang cải thiện cơ cấu, thành lập các bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp FDI (ví dụ: Korean desk hay Japan desk, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai từ năm 2014, nhiều ngân hàng và các định chế như kiểm toán hay công ty tư vấn cũng đã kết hợp với các định chế quốc tế triển khai dịch vụ này) đem tới các giải pháp toàn diện và sự chăm sóc tận tình cùng các dịch vụ như cho vay vốn lưu động, tài trợ thương mại hay các dịch vụ ngoại hối…, chuyên gia đánh giá.
Ngoài ra, ghi nhận thực tế từ thị trường cho thấy sự hội tụ của nhiều định chế tài chính với hình thức đối tác chiến lược tại các ngân hàng, hay sự có mặt của các định chế lớn toàn cầu và khu vực tại Việt Nam qua loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh hay văn phòng đại diện v.v, cũng đã và đang mang đến những dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu tài chính của các cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Một chuyên gia trong ngành ngân hàng cũng cho rằng dịch vụ tài chính "đo ni đóng giày" theo từng doanh nghiệp FDI đến từ khu vực hay các quốc gia là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở khu vực châu Á, khi một số không ít có nhu cầu sử dụng "dịch vụ chuỗi" chỉ trong cộng đồng làm ăn kinh doanh của họ tại nước sở tại.
Ngoài yếu tố trên, theo vị Giám đốc Phụ trách mảng Giao dịch Ngoại hối và Phái sinh của ngân hàng Shinhan, bằng cách thu hút các nhà đầu tư và cụm công nghiệp từ Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, Việt Nam cũng đang cải thiện sự thuận tiện và tốc độ gia nhập của các công ty FDI.
Bất lợi: Cạnh tranh dòng vốn
Ông Pyon Young Hwan, ngân hàng Sinhan Việt Nam phân tích, về lâu dài, khi cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu ngày càng gay gắt, Việt Nam cũng cần tránh sự phụ thuộc đầu tư vào một số quốc gia nhất định.
Chuyên gia lưu ý nửa cuối 2024, Việt Nam cần thận trọng với thắt chặt chính sách bảo hộ thương mại với các biện pháp như thuế quan bởi có những yếu tố khách quan có thể dẫn đến khả năng bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ
Tỷ trọng đầu tư của sáu nước lớn nhất (Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc) tại Việt Nam hiện vượt quá 80% là minh chứng. Do đó, khi sự cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, phải phân cấp và có những ưu đãi khác biệt cho mỗi quốc gia.
"Gần đây, số lượng đầu tư FDI của Trung Quốc/Hồng Kông/Đài Loan ngày càng tăng do tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, nhưng lượng đầu tư chưa lớn và doanh thu của các công ty FDI cũng không quá cao. Chúng ta cần tập trung khai thác khía cạnh này", ông Pyon Young Hwan nhận định. Đồng thời, ông nhấn mạnh "Đường lối ngoại giao cây tre" của Việt Nam cũng có ý nghĩa hướng đến dẫn thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
"Để các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc đầu tư lâu dài tại Việt Nam, cần phải có các chính sách ưu đãi khác biệt cho từng thị trường. Và chúng ta cần triển khai hoạt động bán hàng bên ngoài mạnh mẽ hơn, nhất quán hơn.
Quan trọng nhất, Việt Nam cần có những dự án dài hạn nhằm nội địa hóa các doanh nghiệp FDI và thay thế dần bằng các doanh nghiệp trong nước", ông khuyến nghị.
Đáng chú ý, an ninh và đảm bảo năng lượng cũng là yếu tố đã và đang phải chú trọng trong thu hút vốn, bên cạnh nền tảng môi trường chào đón, các dịch vụ tài chính đầy đủ. Theo ước tính của ngân hàng Shinhan, Việt Nam đã thiệt hại 1,4 tỷ USD gây ra bởi các đợt mất điện tháng 5 và 6 năm 2023.
Song với các dự án có tính giải pháp nhằm tăng khả năng cung ứng điện, kỳ vọng sẽ giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư FDI. Bên cạnh đó, các nhà phân tích của ngân hàng Shinhan cũng cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ là một trong những yếu tố dẫn hút vốn đầu tư tích cực vào Việt Nam đặc biệt nửa cuối 2024.
Trong ngắn hạn, ông Pyon Young Hwan lưu ý, có hai thách thức bên ngoài được dự đoán trước, thứ nhất là kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây có thể tác động đến kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thặng dư thương mại lớn, việc bị áp dụng các chính sách thuế quan cũng có thể làm ảnh hưởng tới đồng Việt Nam, dẫn tới khả năng bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ.
Thứ hai, Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút dòng vốn FDI. Dự kiến trong tương lai, dòng vốn FDI của Ấn Độ có thể sẽ phục hồi dẫn tới khả năng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm. Vì vậy, Việt Nam cần giám sát chặt chẽ chính sách về thu hút dòng vốn FDI của Ấn Độ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận