menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hà Diệu Thu

Tâm nguyện của kiều bào về Chỉ thị 45 và phát triển đất nước trong tình hình mới

Đông đảo kiều bào từ khắp thế giới đã tích cực đóng góp ý kiến về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 và phát triển đất nước trong tình hình mới.

Trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Hội nghị kiều bào đóng góp ý kiến về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 45 và phát triển đất nước trong tình hình mới có sự tham dự của hơn 100 kiều bào từ 19 quốc gia đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong đó có nhiều gương mặt kiều bào tiêu biểu như GS. Đặng Lương Mô, TS. Nguyễn Thanh Mỹ, GS. VS. Nguyễn Quốc Sỹ, TS. Lương Bạch Vân và một số gương mặt trẻ tiêu biểu.

Tâm nguyện của kiều bào về Chỉ thị 45 và phát triển đất nước trong tình hình mới
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lương Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội nghị đã lắng nghe 17 tham luận của đại biểu kiều bào đóng góp tập trung vào 5 nội dung chính: Tình hình hoạt động của các Hội đoàn NVNONN, kiến nghị củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng; Nhu cầu thông tin và kiến nghị của kiều bào phát triển các phương tiện truyền thông, báo chí đáp ứng nhu cầu cộng đồng trong tình hình mới; Phát huy nguồn lực doanh nhân, trí thức kiều bào đóng góp cho đất nước; Các kiến nghị phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong tình hình mới.

Ông Nguyễn Hoài Bắc, doanh nhân Việt kiều Canda: Việt kiều cần lắm một chính sách thực sự thông thoáng về đầu tư và khởi nghiệp tại Việt Nam, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Nhà nước đã chấp thuận cho Việt kiều được hồi hương và một số trường hợp được mang hai quốc tịch, nhưng nguyện vọng của họ được hồi hương có khi vẫn gặp vô vàn khó khăn.

Hội nghị cũng được nghe ông Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương thông tin một số điểm mới trong các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XIII để giúp định hướng thảo luận cũng như cập nhật những thông tin để kiều bào cùng các đại biểu quan tâm tiếp tục theo dõi diễn biến của Đại hội.

Đa số các ý kiến của kiều bào bày tỏ sự vui mừng trước những thành tựu trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Nhiều đại biểu khẳng định những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nói chung và những chính sách liên quan đến quyền lợi thiết thực của kiều bào như đầu tư, thu hút FDI, hồi hương, mua nhà ở Việt Nam, chính sách cho nhà khoa học kiều bào về nước làm việc... thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

Những chính sách này đã tạo niềm tin cũng như những thuận lợi cho các thế hệ kiều bào muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các hội đoàn NVNONN đã có những đóng góp thiết thực trong nhiều mặt, việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, dạy và học tiếng Việt được mở rộng, ngày càng nhiều trí thức, doanh nhân muốn về Việt Nam làm việc và cống hiến, công tác thông tin truyền thông cho kiều bào đã đa dạng và cập nhật hơn trước.

Chị Nguyễn Thị Hải Thanh, CEO AVSE Corporation – Vietnam & Chuyên gia Blockchain (Singapore, Thái Lan):

Chúng tôi tin tưởng với quyết tâm chính trị mạnh mẽ từ phía Chỉnh phủ, sự nỗ lực và đồng lòng của toàn dân, đặc biệt là hàng triệu kiều báo trí thức ở nước ngoài, Việt Nam có nhiều cơ hội vươn lên và bứt phá, trở thành một trong những điểm sáng của kinh tế toàn cầu. Với vai trò là một trong các tổ chức tiên phong kết nối tri thức người Việt trong và ngoài nước để đóng góp cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và công cuộc phát triển bền vững của Việt Nam, AVSE Global mong muốn được tiếp tục chia sẻ tầm nhìn và triển khai hợp tác với các đơn vị đối tác để thúc đẩy kinh tế số, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và đưa đất nước trở thành tâm điểm trong bản đồ đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Bên cạnh đó, ý kiến kiều bào cũng cho biết vẫn còn một số hạn chế và khó khăn như: thủ tục hành chính ở một số địa phương chưa thống nhất, việc phát huy nguồn lực của kiều bào còn chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu mới là kiều hối, đầu tư ở một số ngành trong nước.

Chính sách cho trí thức kiều bào còn chưa cụ thể, kinh phí đầu tư, điều kiện sinh hoạt và nghiên cứu cho kiều bào còn hạn chế, việc xác định nhiệm vụ khoa học ưu tiên chưa cụ thể, môi trường làm việc còn hạn chế, thiếu kết nối nền tảng giữa những người cùng chí hướng gây ra những cản trở nhất định cho những người muốn toàn tâm toàn ý phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.

Các đại biểu kiều bào mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục tham mưu, kiến nghị, đề xuất lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về các chính sách mới, chia sẻ thông tin hai chiều, có chính sách thông thoáng hơn nữa liên quan đến quốc tịch, thu hút đầu tư, mở doanh nghiệp; hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho bà con toàn thế giới, hỗ trợ hoạt động của các nhóm trí thức doanh nhân, tập đoàn khoa học công nghệ tư nhân và có chiến lược đào tạo nguồn lực dài hạn; xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối phù hợp trong các lĩnh vực trọng tâm để kiều bào và các cơ quan có thể sử dụng và có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để đẩy mạnh triển khai công tác về NVNONN.

Các kiều bào đặc biệt quan tâm đến tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới, đưa ra nhiều kiến nghị liên quan, trong đó đáng chú ý là đề xuất chuyển dịch cơ cấu GDP và xuất, nhập khẩu theo hướng tập trung vào thị trường nội địa để giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn, thành lập sàn giao dịch quốc gia về công nghệ và đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái đổi mới toàn diện, lập các cụm kinh tế cạnh tranh theo vùng miền, thúc đẩy liên kết chính phủ và các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp trong hoạt động khoa học công nghệ...

Thay mặt Ban Tổ chức, ông Lương Thanh Nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban NNVNVNONN cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các đại biểu kiều bào, đánh giá cao các ý kiến đóng góp tâm huyết, thiết thực của bà con đối với các vấn đề phát triển của đất nước. Các ý kiến này sẽ được tiếp thu và báo cáo, thảo luận trong Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị 45-CT/TW ngày 27/11.

GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ - Việt kiều Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT: Theo số liệu hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 500.000 kiều bào có trình độ đại học trở lên trên khắp các vùng lãnh thổ và châu lục, trong đó có những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn... Sử dụng hiệu quả nguồn lực trí thức kiều bào cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng. Mặc dù vậy, thực tế thu hút trí thức kiều bào đóng góp cho hợp tác phát triển khoa học công nghệ thời gian qua cho thấy vẫn còn một số khó khăn, thiếu sót cơ bản cần phải sớm khắc phục.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả