24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thạch Thảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tâm lý thị trường 7/9: Thị trường hạ nhiệt

Dòng tiền đầu cơ có thể được xem là động lực chính giúp thị trường tăng điểm trong tháng 8. Tuy vậy, việc nhiều cổ phiếu dù không có yếu tố cơ bản tốt hỗ trợ vẫn tăng mạnh khiến các đợt hồi phục hiện tại có phần không chắc chắn và ổn định.

Phiên hôm qua và hôm nay là các ví dụ rõ nét cho thấy điều này. Thị trường sớm hưng phấn đầu tuần khiến các nhà đầu tư ồ ạt giải ngân với tâm lý sợ mất cơ hội, nhưng phiên hôm nay lại chứng kiến cảm xúc thay đổi 180 độ khi loạt cổ phiếu tăng trần phiên hôm qua cũng chính là các cổ phiếu giảm mạnh nhất hôm nay.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/9, VN-Index giảm 4,49 điểm (-0,33%) xuống 1.341,9 điểm. Toàn sàn có 125 mã tăng, 294 mã giảm và 28 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,85 điểm (0,25%) lên 346,48 điểm. UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,04%) lên 94,7 điểm. Toàn sàn có 151 mã tăng, 167 mã giảm và 50 mã đứng giá.

Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục ở mức cao, đạt 32.8 nghìn tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.18 tỷ cổ phiếu. Riêng sàn HoSE ghi nhận thanh khoản 26.6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm 927 triệu đồng.

Khối ngoại tiếp tục duy trì bán ròng trên HoSE, giá trị bán ròng đạt 821.33 tỷ đồng. Các mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất có VHM, SSI (HM:SSI), HPG (HM:HPG), MSN (HM:MSN),... Ở chiều ngược lại, các mã được mua ròng nhiều nhất có VCB (HM:VCB), MBB (HM:MBB), DCM (HM:DCM), VCI (HM:VCI),... Động thái liên tục rút ròng của khối ngoại do lo ngại về diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam có phần tiêu cực với thị trường. Dù vậy, tác động của khối này không quá nhiều như trong quá khứ khi dòng tiền trong nước vẫn đang rất mạnh mẽ. Theo tính toán từ SSI, hiện tại khối ngoại chỉ đóng góp bình quân khoảng 7.5% giá trị giao dịch của HOSE

Về mặt kỹ thuật, VN-Index tiếp tục test lại ngưỡng MA50 quanh 1,335 điểm. Chỉ số tiếp tục đóng cửa dưới ngưỡng này cho thấy thị trường chung vẫn đang thận trọng trong nhịp hồi phục hiện tại. Vùng 1,335-1,340 điểm ứng với vùng hội tụ của đường MA50 và dải giữa Bollinger Bands sẽ là kháng cự gần nhất đối với chỉ số. Trong trường hợp chỉ số vượt được kháng cự này thì đỉnh cũ tháng 08/2021 sẽ là điểm đến tiếp theo.Trong kịch bản thị trường đảo chiều trở lại, ngưỡng 1,310 sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho thị trường, sau khi thị trường lấp gap tạo ra vào phiên 30/8.

Dòng tiền bắt đầu có tín hiệu rút khỏi các cổ phiếu mid cap và penny trong phiên hôm nay và tìm đến các cổ phiếu ngân hàng. Đây cũng là ngành hiếm hoi giữ được sắc xanh, đóng góp tích cực về mặt điểm số và cân lại lực bán trên diện rộng của nhiều nhóm ngành khác. Nhiều mã ngân hàng có mức tăng tốt như NVB (HN:NVB) (+9.7%), PGB (+6%), BVB (+5.8%),... dù có phần nguội lại do áp lực từ thị trường chung. Sự trở lại của nhóm ngân hàng là có phần dễ hiểu khi nhóm đã chiết khấu khá sâu, khoảng 20% so với đỉnh cũ tháng 6. Tuy vậy, động lực tăng trưởng của các ngân hàng vào nửa cuối năm vẫn là một dấu hỏi khi tác động từ dịch bệnh đến hoạt động tín dụng của nhóm này là tương đối rõ ràng. Ngoài ra, rủi ro về các khoản nợ xấu chưa thể hiện rõ cũng khiến các nhà đầu tư có phần rụt rè với triển vọng ngành.

Bất động sản và vật liệu xây dựng là 2 ngành đóng góp tiêu cực nhất vào điểm số thị trường. Các mã giảm mạnh nhất có IDJ (-8.3%), DLG (-5.7%), VC7 (-5.1%), HBC (HM:HBC) (-4.3%)... Trong bối cảnh giãn cách xã hội được tiến hành tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và giá vật liệu đầu vào tăng cao, việc các cổ phiếu bất động sản/xây dựng tăng giá mạnh chỉ có thể lý giải là nhờ dòng tiền đầu cơ và kỳ vọng những gì tiêu cực nhất đã phản ánh vào giá trước đó. Trong khi đó, nhóm vật liệu xây dựng được xem là hưởng lợi khi giá hàng hóa trên thế giới tăng mạnh trở lại trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, đầu ra trong nước có phần hạn chế khiến việc “hưởng lợi” này chưa thể hiện rõ ràng vào kết quả kinh doanh của đa phần các cổ phiếu thuộc nhóm ngành.

Tập đoàn Vingroup (HM:VIC) đã bán xong gần 100,5 triệu cổ phiếu CTCP Vinhomes (HM:VHM) từ 19/8 đến 6/9. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, Vingroup còn sở hữu 2,2 tỷ cổ phiếu VHM, chiếm 66,66% vốn Vinhomes. Trong khoảng thời gian Vingroup bán cổ phiếu VHM giao dịch quanh vùng 107.000 – 108.000 đồng/cp. Tạm tính theo vùng giá này, Vingroup thu về khoảng 10.800 tỷ đồng.

Ngày 27/9 tới đây, CTCP Chứng khoán SmartInvest (UPCoM: AAS ) sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021, hiện công ty đã công bố tài liệu cuộc họp. Đáng chú ý, bên cạnh kế hoạch tổng doanh thu năm 2021 vẫn giữ nguyên ở mức 554 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm trước, AAS dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế lên mức 200 tỷ đồng, gấp 42 lần chỉ tiêu đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên trước đó là hơn 4,8 tỷ đồng. Trước đó, sau khi hoàn tất tăng vốn vào tháng 6, công ty bắt đầu công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận cao đột biến lên tới gần 30 tỷ đồng trong tháng 7. Doanh thu hoạt động đạt gần 69 tỷ đồng, gấp 14 lần cùng kỳ.. Tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế 7 tháng đầu năm 2021 của AAS ghi nhận 37 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả