menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thủy Tiên

Tâm lý thị trường 24/8: Đà giảm chững lại

Đà giảm của VN-Index có phần chững lại trong phiên hôm nay tại vùng 1,290 điểm. Lực bán không còn ồ ạt sau 2 phiên giảm mạnh 76 điểm trước đó nhưng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy lực cầu bắt đáy đang quay trở lại mạnh mẽ.

Trong phiên ngày mai, lượng cổ phiếu từ phiên giao dịch kỷ lục ngày 20/8 sẽ được giao dịch. Với diễn biến của thị trường trong các phiên vừa qua, hầu hết cổ phiếu trong số này đang ở vị thế lỗ và có thể ảnh hưởng tới các nhịp hồi phục của thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/8, VN-Index giảm nhẹ 0.12 điểm (-0.01%) xuống 1,298.74 điểm. Toàn sàn có 145 mã tăng, 228 mã giảm và 40 mã đứng giá. HNX-Index giảm 3.05 điểm (-0.91%) xuống 331.79 điểm. UPCOM-Index giảm 0.33 điểm (-0.36%) xuống 91.13 điểm. Toàn sàn có 117 mã tăng, 143 mã giảm và 68 mã đứng giá.

Thanh khoản trên cả 3 sàn giảm nhẹ, với tổng giá trị giao dịch là 29.7 nghìn tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 984 triệu cổ phiếu. Riêng sàn HoSE ghi nhận thanh khoản 23.4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm 2.2 nghìn tỷ đồng.

Khối ngoại quay đầu mua ròng sau chuỗi bán ròng 10 phiên liên tiếp trên HoSE, giá trị mua ròng là 132.54 tỷ đồng. Các mã được mua ròng nhiều nhất có SSI (HM:SSI), VHM (HM:VHM), VHC (HM:VHC), MBB (HM:MBB), VNM (HM:VNM),... Ở chiều ngược lại các mã bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất có MSN (HM:MSN), GMD (HM:GMD), HPG (HM:HPG), DPM (HM:DPM),...

Về mặt kỹ thuật, VN-Index tiếp tục đóng cửa dưới 1,300 điểm dù nhiều lần đã vượt qua mốc này trong phiên. VN-Index biến động mạnh trong phiên với độ rộng thị trường phần lớn thời gian nghiêng về bên giảm. Trên đồ thị 1 giờ, lực bán đang có dấu hiệu chững lại và bắt đầu xuất hiện khối lượng mua tương đối vào nửa cuối phiên chiều.

Hiện đường MACD đang tiến gần đến mức 0 sau khi cắt xuống đường tín hiệu phiên 23/8. Nếu chỉ báo rớt khỏi mức này, rủi ro điều chỉnh sẽ tiếp tục tăng cao. VN-Index vẫn đang nằm đường trendline tăng dài hạn từ tháng 7/2020 và đường EMA100 quanh vùng 1,290-1,295 điểm. Trong kịch bản thị trường tiếp tục giảm, hỗ trợ tiếp theo của VN-Index sẽ ở vùng 1,245-1,260 điểm.

Các cổ phiếu ngân hàng hồi phục nhẹ trong phiên hôm nay với NVB (HN:NVB) (+3.3%), MSB (+2.2%), LPB (HM:LPB) (+2%),.. Sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng phần nào cân lại lực bán của thị trường trong phiên. Lực bắt đáy xuất hiện ở nhóm này khi hầu hết cổ phiếu ngân hàng đang ở sát vùng nền giá tháng 7. Các cổ phiếu ngân hàng tăng giá cũng giúp VN30 trở thành chỉ số chính duy nhất ghi nhận sắc xanh sau nhiều phiên liên tiếp giảm mạnh nhất thị trường chung.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ với FRT (HM:FRT) (+4.2%), DGW (HM:DGW) (+3.3%), MWG (HM:MWG) (+1.5%), MSN (+1.2%),... cũng ghi nhận sắc xanh tích cực trong phiên. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu DGW, Digiworld thực hiện chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Hiện cổ phiếu này vẫn đang tăng mạnh từ giữa tháng 7 và đi ngược thị trường chung cũng như các cổ phiếu chung nhóm ngành.

Cổ phiếu chứng khoán là cái tên tiếp theo bị bán tháo nặng nề sau 2 tuần liên tiếp ghi nhận nhiều mã cổ phiếu trong nhóm tăng nóng hàng chục %. DSC (-12.1%), PSI (-9.6%), SBS (HN:SBS) (-9.1%), BVS (HN:BVS) (-8.8%),... là những cái tên đảo chiều mạnh ngay trong phiên dù vẫn ghi nhận sắc xanh trong buổi sáng. Nhiều cổ phiếu lớn của ngành cũng giảm mạnh như HCM (HM:HCM) (-6.8%), VND (HN:VND) (-6.2%), SSI (-3.5%),... Đáng chú ý, quỹ ngoại Access S.A., SICAV-SIF- ASIA TOP PICKS hôm qua thông báo sẽ thoái vốn toàn bộ 3.3 triệu cổ phiếu VND từ ngày 24/08-22/09/2021 sau khi cổ phiếu này tăng cao kỷ lục.

Tương tự với số phận của nhóm chứng khoán, nhiều cổ phiếu logistics (VOS, VIP, PHP, CLL (HM:CLL), DVP, DXP, HAH,...) hay phân bón (DCM (HM:DCM), DPM, BFC (HM:BFC), LAS (HN:LAS), DDV…) cũng chịu cảnh chốt lời và giảm mạnh trong phiên hôm nay dù mới chỉ tăng trở lại được vài phiên.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự báo việc số lượng ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng cao trong tháng 7 và 8 sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam và có thể tạm thời gây tổn hại đến động lực xếp hạng. Theo Fitch với diễn biến mới của đại dịch, các biện pháp hạn chế đi lại nhằm kiềm chế sự lây lan của Covid-19 sẽ gây sức ép lên hoạt động kinh tế quý III và tình trạng này có thể kéo dài nếu đợt bùng dịch không được kiểm soát tốt.

Các yếu tố trên không khỏi tiềm ẩn rủi ro với dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng trung bình 6% mà Fitch từng đưa ra. Tuy nhiên, Fitch tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 sẽ vẫn cao nhất trong nhóm các nước được cơ quan này xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả