Tại sao “Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19?”
Dù các sản phẩm này, do nhiều tổ chức tài chính, tung ra, nhưng nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm thì không thay đổi.
NGUYÊN TẮC CỦA BẢO HIỂM
Bảo hiểm được tạo ra để con người có thể bù đắp hỗ trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra. Tôi lấy 1 ví dụ dễ hiểu: Có 1,000 người, và theo thống kê, thì trong năm sẽ có 3 người chết. Thay vì ngồi chờ sự rủi ro xảy ra, thay vì cầu trời mình không phải là 1 trong 3 người đó, một ngàn người này chủ động bảo vệ trước rủi ro bằng cách mỗi người đóng vào quỹ chung 1 đồng, sẽ được tất cả là 1,000 đồng. Khi rủi ro tử vong xảy ra với 3 người nào đó, thì 1,000 đồng này sẽ được chia đều cho gia đình của 3 người này. Mỗi gia đình của họ sẽ được nhận 333 đồng.
Như vậy 1 đồng đã được bỏ ra để mua sự an tâm. Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình được 333 đồng, để qua cơn khó khăn vì mất người lao động chính.
CÁCH VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY BH
Thay vì 1,000 người tự nguyện hợp tác với nhau để chia sẻ rủi ro như vậy, thì công ty BH sẽ thực hiện việc thu mỗi người 1 đồng hàng năm và thực hiện việc đền bù này. Đương nhiên công ty BH phải trích từ quỹ chung này 1 phần tiền cho chi phí và lợi nhuận của họ.
Công ty BH phải thẩm định tuổi, sức khoẻ, hoàn cảnh sống của những người tham gia bảo hiểm để đảm bảo rằng họ có cùng mức rủi ro. Trong ví dụ trên nếu trong 1,000 người đó, có người cao tuổi hơn, hoặc có sẵn các loại bệnh nguy hiểm... tức là tỷ lệ tử vong không phải ở mức 3/1000, mà là 4/1000, 5/1000 hoặc 6/1000 thì họ phải được đưa vào nhóm 1,000 người khác, có tỷ lệ tử vong và mức phí cao hơn tương ứng.
Hành vi của những người có tỷ lệ, rủi ro tử vong cao mà không “khai báo” thành thật với công ty BH nhằm mục đích được mua bảo hiểm ở mức phí thấp hơn, gọi là “Anti Selection”. Công ty BH không thích khách hàng Anti Selection, và sẽ không đền bù khi có bằng chứng rõ ràng về hành vi Anti Selection của khách hàng.”
** NHƯNG NẾU XẢY RA CÁC SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG NHƯ THẢM HỌA, CHIẾN TRANH, KHỦNG BỐ, ĐẠI DỊCH…thì con số thống kê 3 người tử vong trên 1000 người trong ví dụ trên không còn đúng nữa. Khi xảy ra những sự kiện này thì con số tử vong có thể lên đến 30 hay 300 hay 600 người…. Công ty BH cũng không thể nào đền bù nổi. Lấy 333 đồng nhân cho 100 người thì họ phá sản ngay. Vì thế theo nguyên tắc, và cũng là thông lệ được áp dụng tại hầu hết các nước: các công ty bảo hiểm được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra những sự kiện lớn này.
WHO đã tuyên bố bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cũng sắp tuyên bố đó là dịch toàn quốc . Như vậy những rủi ro do COVID-19 sẽ được xem là “Loại trừ bảo hiểm”. Khi đó các công ty BH đã thu phí sản phẩm liên quan đến COVID-19 hoàn toàn có quyền từ chối bồi thường đối với các tử vong, tai nạn, hậu quả do COVID-19 gây ra.
Theo tôi đây chính là nguyên nhân mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các công ty Bảo hiểm ngừng bán sản phẩm bảo hiểm liên quan đế COVID-19.
CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM: NHÂN ĐẠO, hoặc SÁNG TẠO, hoặc CÁ CƯỢC, hoặc TRỤC LỢI.
Tôi thấy rất khó lý giải về việc các công ty bảo hiểm nhanh nhạy, “sáng tạo” khi tung gói sản phẩm liên quan đến Covide.
Theo nguyên tắc về bảo hiểm, các công ty bảo hiểm chỉ có thể thiết kế sản phẩm bảo hiểm khi biết rõ thống kê về rủi ro xảy ra. Ví dụ 100 người ở bên trên: Không biết ai trong 1000 người sẽ chết trong năm đó. Nhưng thống kê theo thời gian và theo số lớn cho biết có 3 người chết vì già, vì bệnh, vì tai nạn. Có số này thì công ty BH mới thiết kế sản phẩm “đúng”.
Không có số thống kê, thì sản phẩm bảo hiểm trở thành sản phẩm cá cược, hên xui may rủi, mà chủ “sòng” là công ty bảo hiểm.
COVID-19 là 1 loại dịch bệnh nguy hiểm. Chúng ta thấy hậu quả của nó tại Trung quốc, và sau nay là toàn thế giới. Nhưng chúng ta chưa thể có con số thống kê xác đáng để biết tỷ lệ rủi ro về dương tính, tỷ lệ rủi ro về tử vong do nó gây ra.
Không có số thống kê, mà các công ty bảo hiểm này vẫn tung ra gói sản phẩm COVID – 19 thì:
** hoặc là họ rất nhân đạo, thương yêu khách hàng.
** hoặc là họ rất sáng tạo, dùng cô Vi làm Marketing.
** hoặc là họ có máu liều, cá cược:
- Nếu ít rủi ro xảy ra vì COVID-19 thì họ lời.
- Nếu nhiều rủi ro xảy ra vì COVID-19 thì họ lỗ.
** hoặc họ là trùm trục lợi.
Vì nếu COVID-19 được xem là thảm họa/ loại trừ bảo hiểm, thì họ lời to!
Chắc vì vậy mà Thủ Tướng Chính phủ ra lệnh ngừng.
Mà cũng có thể Thủ tướng Chính phủ có lý do khác để cấm. Lý do khác đó thì tôi không biết nhé.
** Bổ sung 1:
Có thuyết âm mưu cho rằng, Chính phủ sợ nhiều người cố tình mua, cố tình lây nghiễm để kiếm tiền. Giống như có người mua BHNT rồi tự tử. Tôi gọi đó là thuyết âm mưu vì theo tôi biết tỷ lệ người “dám” đổi tính mạng lấy tiền, là khá nhỏ.
** Bổ sung 2: Một bạn comment bảng scan công văn, theo đó Cục bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính chưa duyệt sản phẩm bảo hiểm liên quan đến COVID-19.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận