menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Cao Bảo

Tại sao người Việt hay chê FDI?

Chúng ta thường nghe các chuyên gia kinh tế và một số nhà khoa học, một số doanh nhân chê đầu tư FDI ở Việt Nam: nào là giá trị gia tăng thấp, nào là công nghệ thấp, nào là tỷ lệ nội địa thấp, nào là đóng thuế thấp, nào là họ chỉ lợi dụng ưu đãi thuế, đất đai, nhân công rẻ thôi… thế nhưng ít ai biết đến hoặc nói rằng “Nước Mỹ tuy giàu có nhưng họ không chê FDI, kể cả FDI đến từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam”.

Mới đây trong buổi lễ khởi công nhà máy của TSMC Đài Loan tại Arizona, Tổng thống Mỹ Biden đã nói: "Sản xuất của Mỹ đã hoạt động trở lại, thưa các bạn. Sản xuất của Mỹ đã hoạt động trở lại,", “Đầu tư của liên bang thu hút đầu tư của khu vực tư nhân tạo ra việc làm,”. Ông Biden lưu ý rằng hơn 10.000 công việc xây dựng và 10.000 công việc công nghệ cao sẽ được tạo ra nhờ khoản đầu tư của TSMC.

Nhân sự kiện VinFast Việt Nam quyết định xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Mỹ, Tổng thống Biden cũng viết trên Twitter đại ý “Ví dụ mới nhất về chiến lược kinh tế của tôi, khoản đầu tư của VinFast sẽ tạo ra 7.000 việc làm”.

Tôi biết sẽ có nhiều bạn nói vì đấy là chip, đấy là ô tô, ông Biden ủng hộ vì đó là công nghệ, đó là công nghệ cao. Thế nhưng nước Mỹ cũng chào đón cả công nghệ rất bình thường: Trong các năm 2013-2015, Keer Group, công ty dệt may Trung Quốc đã mở một nhà máy bông ở Nam Carolina; JN Fibers Inc., cũng của Trung Quốc, xây dựng một nhà máy xơ polyester tái chế ở Nam Carolina; ShriVallabh Pitie Group Ấn Độ đã mở một nhà máy dêt may ở Georgia. Danh sách các công ty Trung Quốc và Ấn Độ đầu tư mở nhà máy ở Mỹ có thể kể tiếp đến Tianyuen Garments (may mặc), Sun Paper Industdy (giấy), Fuyao Glass (thuỷ tinh), Golden Dragon Precise Copper Tube Group, Lorreffa Lee (giầy), Tianjin Pipe (đường ống), Indo-MIM (linh kiện, ép phun kim loại)… toàn những nghành nghề công nghệ thấp cả.

Tại sao vậy? Bởi ở Mỹ và các nước kinh tế phát triển họ có bộ chỉ số rất rõ ràng để đo sức khoẻ nền kinh tế, để đo thành tựu kinh tế xã hội, để đánh giá Tổng thống và Thống đốc bang, đó là 4 chỉ số:

1) Tăng trưởng kinh tế (thông thường là tăng trưởng GDP),

2) Thất nghiệp và việc làm,

3) Lạm phát và

4) Cán cân thanh toán.

Như vậy giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm là chỉ số quan trọng thứ 2 (sau tăng trưởng kinh tế) để đánh giá sức khoẻ nền kinh tế, để đo thành tựu của người lãnh đạo. Đấy là lý do vì sao các tổng thống Mỹ luôn luôn khoe trong quý, trong năm đã tạo ra bao nhiêu việc làm, đã giảm được bao nhiêu % thất nghiệp.

Chính vì người Việt chúng ta chưa có hoặc chưa thống nhất bộ chỉ số đo sức khoẻ nền kinh tế, nên nhiều chuyên gia, nhiều người Việt mới chê đầu tư FDI, chê đầu tư FDI có giá trị giăng thấp, không có công nghệ cao, chê gia công, bất chấp rằng đầu tư FDI tạo ra nhiều triệu việc làm, bất chấp rằng gia công tạo ra nhiều triệu việc làm.

Nên nhớ rằng Việt Nam chúng ta hiện vẫn đang có 14 triệu lao động Nông Lâm Ngư nghiệp (có năng xuất lao động rất thấp), chỉ có 26,3% lao động có bằng cấp, chứng chỉ, có đến 12,6 triệu lao động chưa tham gia vào thị trường lao động. Tạo đủ công ăn, việc làm cho những người lao động thuộc nhóm này là một công việc vô cùng khó khăn và đối với họ chỉ cần có công việc ổn định thôi, họ đâu biết đến những điều cao sang khác, chúng ta giải quyết đủ công ăn, việc làm cho họ đã là một kỳ tích.

Nhiều người chê gia công, thích làm sản phẩm, make in, made in, nhưng nếu làm sản phẩm chất lượng thấp, ít người mua, doanh số thấp, không xuất khẩu được thì cũng chả có nghĩa gì, cũng chẳng giúp gì cho bản thân, công ty và đất nước, cũng chả bằng gia công đâu.

Tất nhiên, chúng ta phải có chiến lược, phải khuyến khích đầu tư FDI có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hoá cao, phải tạo ra chuỗi sản xuất, phải tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, phải vươn lên tạo ra sản phẩm made in, make in Vietnam.

Thế nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chúng ta phải luôn trân trọng tất cả những ai, những nhà đầu tư nào (cả FDI lẫn Việt Nam) tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra nhiều hàng hoá (cả tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu), góp phần mình vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Cao Bảo

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
10 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại