menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Cao Bảo

Tại sao lãi suất ngân hàng cao thế?

“Tại sao lãi suất cho vay của ngân hàng cao thế”, “mong lãi suất xuống thấp để cho các doanh nghiệp dễ thở”, “dịch covid-19 làm doanh nghiệp suy kiệt, lao đao, thế mà các ngân hàng lại có lợi nhuận rất cao, sao không giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp”, “tại sao chúng tôi lại khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng”, “tại sao lãi suất của các nước Âu Mỹ rất thấp, thậm chí ở Nhật Bản lãi suất còn bằng 0, mà ở Việt Nam lãi suất lại cao thế”.

Đấy là các câu hỏi của rất nhiều bạn thỉnh thoảng tôi vẫn nghe được. Sau khi cất công tìm hiểu, tôi xin đưa ra một số thông tin lý giải cho các câu hỏi trên như sau.

Cơ sở của lãi suất

Lãi suất cho vay được xác định (cao hay thấp, tăng hay giảm) dựa trên 3 yếu tố: cung cầu tín dụng, nguy cơ lạm phát và rủi ro khi cho vay.

1/ Cung cầu tín dụng

Ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, mà đã là doanh nghiệp thì tất nhiên phải hoạt động theo qui luật cung cầu. Khi mà nhu cầu vay vốn tăng lên thì lãi suất tăng, khi mà nhu cầu vay vốn giảm thì lãi suất sẽ giảm, đấy là qui luật.

2/ Nguy cơ lạm phát

Khi cho vay, các ngân hàng phải tính đến yếu tố lạm phát sao cho lãi suất cho vay phải bảo vệ và chống lại sự gia tăng lạm phát trong tương lai. Khi nguy cơ lạm phát tăng thì lãi suất ngân hàng sẽ tăng và ngược lại khi giá cả bình ổn thì lãi suất ngân hàng sẽ giảm.

Ví dụ: Ở Mỹ, năm 2019 kinh tế Mỹ bình ổn, FED đưa ra mức lãi suất là 1,5% - 1,75%, còn thời điểm hiện tại (1/2023) khi lạm phát cao, FED nâng mức lãi suất của đồng dollar lên 4,5% - 4,75% (cao gấp 3 lần).

3/ Rủi ro cho vay

Cho vay luôn có rủi ro về mất vốn, rủi ro khi người vay bị vỡ nợ, mất khả năng trả nợ vay. Lẽ hiển nhiên nếu rủi ro thấp thì lãi suất thấp, nếu rủi ro cao thì lãi suất cao, lãi suất cao để lấy tiền lãi bù cho những khoản vay có thể mất trắng.

Chính vì vậy mà vay tín chấp có lãi suất cao hơn vay có thế chấp tài sản, vay ngoài hệ thống ngân hàng lãi suất cao hơn vay của ngân hàng. Ngay cả vay tín chấp, cùng một thời điểm, người vay có sự tin cậy cao thì lãi suất cho vay cũng có thể thấp hơn người vay có sự tín nhiệm thấp hơn.

Ví dụ: Hiện tại ở Việt Nam, vay có tài sản đảm bảo lãi suất là 9,95%, còn vay tín chấp thì lãi suất là 10,8% đến 14%, thậm chí có những khoản vay tín chấp lên đến 19,2% (vay tín chấp tiêu dùng cá nhân).

Tổng hợp 3 yếu tố cung cầu, nguy cơ lạm phát và rủi ro cho vay sẽ xác định mức lãi suất cho vay ở mỗi quốc gia.

Ví dụ về mức lãi suất cho vay thời điểm 4/2022 để minh chứng: Zimbabwe 80%, Argentina 44,5%, Angola 20%, Thổ Nhĩ Kỳ 14%, Ai Cập 11,37%, Ukraine 10%, Indonesia 9,54%, Ấn Độ 9,15%, Mexico 6,5%, Malaysia 3,94%, Mỹ 0,5%, Nhật Bản-0,1%, Việt Nam 7,29%.

Tại sao lãi suất ở Việt Nam cao hơn rất nhiều ở Âu, Mỹ, Nhật Bản?

Ở các nước kinh tế phát triển (Âu Mỹ, Nhật Bản), vốn xã hội được tích luỹ hàng trăm năm, hoặc dăm bẩy chục năm, các công trình công cộng như cầu cống, cảng biển, sân bay, đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ, metro, bệnh viện, trường học, viện bảo tàng… xây gần đủ rồi, mức tăng dân số lại thấp, tiền làm ra hàng năm tiêu không hết, thế nên nhu cầu vốn đầu tư thấp.

Ngược lại các nước kinh tế đang phát triển, nhu cầu đầu tư lớn, các công trình cầu cống, cảng biển, sân bay, đường sắt, metro, đường thuỷ, metro, bệnh viện, trường học đều thiếu, thế nên nhu cầu vốn sẽ cao, nhất là với những nước có tốc độ tăng trường kinh tế cao như Việt Nam thì nhu cầu vốn càng cao hơn nữa và tất nhiên khi nhu cầu vốn cao, nhu cầu vay lớn thì lãi suất cao. Đấy chính là qui luật cung cầu.

Lãi xuất vay ở Việt Nam có giảm được không?

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn sau đại dịch Covid-19, rồi lại suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của thế giới suy giảm, dẫn đến xuất khẩu gặp khó khăn, lại thêm cú bồi trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản nữa. Vậy tại sao lãi suất ngân hàng lại cao thế? Tại sao không giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.

Đầu tiên là qui luật cung cầu: Có một thực tế là tuy lãi suất cho vay cao, nhưng hiện tại các ngân hàng vẫn thiếu nguồn tiền cho vay, và vẫn có nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân chấp nhận vay với mức lãi suất cao ấy.

Thứ hai là ruì ro cho vay: Khi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp lao đao, thậm chí phá sản, tất yếu sẽ có nhiều khoản nợ xấu, chậm trả, thậm chí có nhiều khoản vay mà người vay không có khả năng chi trả. Tất yếu là các ngân hàng sẽ phải dự phòng các khoản nợ xấu này.

Thứ ba là rủi ro lạm phát: Tuy hiện tại lạm phát ở Việt Nam thấp hơn các nước Âu, Mỹ, nhưng lạm phát thấp là nhờ chính phủ kiểm soát giá điện và giá xăng dầu, chính phủ không cho tăng giá điện theo giá nguyên liệu đầu vào của quốc tế, thế nên nguy cơ lạm phát vẫn đang thường trực, nếu giá điện và giá xăng dầu tăng thì lạm phát tăng.

Chính vì vậy, tôi cho rằng lãi suất ở Việt Nam sẽ giảm khi nguy cơ rủi ro lạm phát giảm, khi các vấn đề trái phiếu doanh nghiệp giải quyết được một phần, khi ấy nguồn tín dụng sẽ tăng lên và nhu cầu vay vốn của xã hội giảm xuống.

Tại sao lãi suất ngân hàng cao thế?
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Cao Bảo

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

17 Yêu thích
9 Bình luận 9 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại