Tại sao lại "chửi" Mỹ?
“Cho con đi du học Mỹ, làm ăn với Mỹ, đi du lịch Mỹ, có cơ hội là đi Mỹ định cư, thế mà cứ chửi Mỹ, không ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến Russ - Ukr”.
Đấy là luận điểm của rất nhiều bạn trong những tranh luận về cuộc chiến Russ Ukr trên facebook những ngày vừa qua (và trong nhiều năm qua khi tranh luận về các cuộc chiến khác ở Trung Đông và Nam Tư - Kosovo).
Thế có vô lý không? Tôi cho là không, chẳng có gì vô lý cả.
Các bạn hãy nhớ lại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ngay trong lòng nước Mỹ có hàng vạn cuộc biểu tình, thu hút hàng chục triệu người dân Mỹ phản đối Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lên án nhà cầm quyền Mỹ.
Tôi tạm liệt kê một số cuộc biểu tình chống chiến tranh điển hình sau đây:
Ngày 25-26/1966, ở New York có 20.000-25.000 người biểu tình, không tính các cuộc biểu tình ở Boston, Philadelphia, Washington DC, Chicago, Detroit, San Francisco, Oklahoma, Ottawa, London, Oslo, Stockholm, Lyon và Tokyo.
Ngày 21-23/10/1967, 100.000 người biểu tình ở Đài tưởng niệm Lincoln (National Mall ở Washington DC), 35.000 người biểu tình ở Lầu Năm Góc (theo sách Những đội quân trong đêm của Norman Mailer).
Ngày 15/10/1969, 100.000 người ở Washington và Boston biểu tình phản đối chiến tranh, thượng nghị George McGovern đã có bài phát biểu trước đám đông lớn ở Boston. Ngày 15/11/1969, cuộc biểu tình kết thúc chiến tranh Việt Nam tại Washington DC huy động được 500.000 người. Ngày 24/4/196, cuộc biểu tình hòa bình "Vietnam War Out Now" tại National Mall, Washington, DC, với 200.000-500.000 người tham dự.
Ngày 22/4/1972, các cuộc biểu tình phản chiến hàng loạt đã thu hút 100.000 người ở New York, 12.000 người ở Los Angeles, 25.000 người ở San Francisco và các thành phố khác trên khắp Hoa Kỳ và các thành phố khác trên thế giới.
Hàng triệu, hàng chục triệu người Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, phản đối nhà cầm quyền Mỹ, họ là công dân Mỹ, sống ở Mỹ, con cái học trường Mỹ và họ vẫn yêu nước Mỹ đấy chứ.
Ngay trong cuộc chiến Russ Ukr này, có nhiều nghị sĩ Đức cho rằng NATO và Mỹ đã có rất nhiều sai lầm với Nga (nghị sĩ Gregor Gysi, Chủ tịch Khối nghị sỹ Đảng Cánh tả Đức và nghị sĩ Nghị sĩ Alice Weidel). Họ là nghị sĩ Đức, sống ở Đức, con cái học trường Đức, họ vẫn yêu nước Đức.
Những ví dụ trên cho thấy luận điểm “con cái học Mỹ, làm ăn với Mỹ, định cư ở Mỹ thì không được chửi chính quyền Mỹ, không được lên án Mỹ trong các cuộc chiến Russ Ukr, Lybia, Syria, Iraq” là không logic, là khiêm cưỡng, là tư duy áp đặt, bắt người khác yêu Mỹ, cuồng Mỹ theo cách của mình.
Yêu cũng có nhiều cách, mỗi người yêu theo cách của mình, đấy mới đích thị là dân chủ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận