24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Duong Tong Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tại sao huấn luyện (coaching) là tất cả về trí tuệ cảm xúc EQ?

Khi nói đến rèn luyện bản thân, trí tuệ cảm xúc là điều đầu tiên chúng ta cần chú ý quan tâm. Trong lãnh đạo, người đứng đầu giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ thành công hơn so với nhiều người khác. Vậy lý do gì mà việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc EQ lại là điều cần chú trọng trong doanh nghiệp hay các môi trường giao tiếp xã hội khác? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

--------

1. “Trí tuệ” trong “cảm xúc” là gì?

Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp của khả năng tự nhận thức và tự điều chỉnh ảnh hưởng đến động lực giao tiếp, kỹ năng xã hội và suy nghĩ thấu cảm. Hiểu nôm na, trí tuệ cảm xúc là quản lý và thể hiện cảm xúc có “kiểm soát”.

Trong một cuộc trao đổi, khi cả hai bên đều có mức độ tự nhận thức và tự điều chỉnh cao, thì quá trình giao tiếp diễn ra suôn sẻ, cho phép quá trình truyền tải nội dung diễn ra thành công.

Mặt khác, trí tuệ cảm xúc thấp sẽ đóng vai trò là chất ức chế đối với con người gây ra sự thiếu nhận thức về bản thân, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, mang tính kháng cự.

Vì lý do đó mà rèn luyện trí tuệ cảm xúc là yếu tố cốt lõi để hình thành nên nhiều giá trị trong giao tiếp xã hội, giúp cải thiện các cuộc trò chuyện và mối quan hệ. Và các minh chứng sau sẽ giải thích rõ hơn về tác động của trí tuệ cảm xúc trong hoạt động của doanh nghiệp.

2. Rèn luyện trí tuệ cảm xúc là vấn đề trọng tâm trong doanh nghiệp

2.1. Trí tuệ cảm xúc và sự tự nhận thức

Đầu tiên, điều bắt buộc trong một cuộc trò chuyện hay trao đổi công việc là: Có người nói và có người nghe, có người cho đi và sẽ có người nhận lại. Cả hai phía trong cuộc giao tiếp đều đóng vai trò quan trọng và việc thiết lập trí tuệ cảm xúc mang lại lợi ích tốt cho cả hai. Do đó, trí tuệ cảm xúc bắt đầu từ sự tự nhận thức.

Chẳng hạn, trong một công ty, rất ít nhân viên có thể nói chuyện với sếp và dám chia sẻ rằng họ không hài lòng cách làm việc, hoặc không muốn thay đổi theo chiều hướng mà sếp đã yêu cầu. Mặc dù có thể trong thâm tâm họ luôn nghĩ đến điều này, nhưng nhận thức của họ lại không cho phép biểu thị điều đó.

Bởi lẽ đó mà mâu thuẫn trong cảm xúc của con người ngày càng lớn, gây nên nhiều trở ngại trong các mối quan hệ hay công việc. Điều quan trọng mà các lãnh đạo cần chú tâm lúc này là huấn luyện (coaching) đội ngũ của mình xây dựng nhận thức trong cảm xúc, để cuối cùng thúc đẩy họ đủ bản lĩnh chia sẻ và hành động.

Thông thường, các nhà quản lý sẽ huấn luyện đội ngũ bằng cách đưa ra các lời động viên khuyến khích. Và không ngạc nhiên, những lời động viên đó thường bị phớt lờ vì một lý do cơ bản: Nhân viên đã không tự nhận thức được vấn đề trên.

2.2. Trí tuệ cảm xúc và sự tự điều chỉnh

Tự điều chỉnh thường là rào cản cho hành động khi mà chúng ta đã có nhận thức trong suy nghĩ, nhưng chưa thể tự điều chỉnh được.

Sự tự điều chỉnh sẽ liên quan đến việc kiểm soát, quản lý tâm trạng và mâu thuẫn, đó là khả năng ngừng phán xét và suy nghĩ để lựa chọn phương án trước khi hành động.

Ví dụ: Nếu các nhà quản lý yêu cầu đội ngũ thay đổi ngay tức thời mà không tạo điều kiện cho sự tự nhận thức, kết hợp với tâm trạng đang mất kiểm soát của họ, thì bất kỳ những viễn cảnh xấu nào cũng có thể diễn ra. Trái lại, nếu huấn luyện (coaching) dần dần, để nhân viên làm quen từng chút một với sự thay đổi mới thì kết quả có thể sẽ khả quan hơn.

3. Các gợi ý giúp nhà lãnh đạo rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho đội ngũ

Không có thứ tự các bước trong việc giúp khách hàng hoặc đội ngũ phát triển EQ, nhưng theo Tim Hagen – Thành Viên Hội Đồng Forbes, trước tiên chúng ta cần giúp họ xây dựng khả năng tự nhận thức, đồng thời hướng dẫn cách tự điều chỉnh theo một số cách sau:

3.1. Hướng dẫn quan sát:

Hãy yêu cầu đội ngũ của mình tập luyện quan sát ai đó thể hiện kỹ năng hoặc hành vi mong muốn trong từng tình huống cư xử. Sau đó, yêu cầu họ ghi lại những quan sát, từ đây giúp hình thành sự chú ý trong thói quen ứng xử của bản thân.

Điều này xây dựng thói quen tự nhận thức để xử lý cảm xúc tốt hơn. Tất nhiên đó là các phản ứng đối xử có đạo đức. Chẳng hạn, cho nhân viên thấy cách thể hiện sự tự tin đưa quan điểm khi thảo luận của một nhà lãnh đạo, cách chào hỏi, trò chuyện hay sự tôn trọng lẫn nhau.

3.2. Thảo luận trực tiếp:

Gắn liền với hoạt động quan sát, nhà lãnh đạo nên tạo điều kiện cho đội ngũ của mình trao đổi với nhau nhiều hơn, đặt những câu hỏi khuyến khích sự chia sẻ như “Bạn thấy thế nào nếu chúng ta làm việc nhóm với nhau?” hay “Bạn có thể đề xuất những yêu cầu cần có để chúng ta có thể hợp tác với nhau không?”.

Cách thức này hiệu quả vì sẽ giúp đội ngũ thấu hiểu nhau nhiều hơn, rèn luyện sự chủ động trong giao tiếp, đồng thời giúp nhà lãnh đạo quan sát được cách từng thành viên trong nhóm kiểm soát tâm trí trong giao tiếp ra sao.

Đồng thời, qua một thời gian rèn luyện, cách này cũng sẽ giúp nhân viên rèn luyện khả năng lắng nghe, thấu hiểu, sẵn sàng cảm thông khi tiếp nhận một ý kiến trái chiều nào đó.

3.3. Đọc và suy ngẫm:

Một trong những hoạt động quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo cần làm là tìm thêm các tài liệu tạo động lực và khuyến khích đội ngũ đọc nó. Hoạt động này cũng có thể đưa vào quy định của công ty để hình thành văn hóa đọc. Sau đó, để nhân viên về và suy nghĩ trả lời câu hỏi như “Em đã đúc kết bài học gì cho bản thân mà em cam kết sẽ cải thiện?”. Sau đó, có thể sắp xếp một buổi giao lưu để chia sẻ những quan điểm này.

Ví dụ đối với một nhân viên hay có thái độ tiêu cực chẳng hạn, có thể nhà lãnh đạo sẽ rất muốn sửa chữa cho người đó. Nhưng sẽ rất khó để chúng ta yêu cầu họ từ bỏ thái độ tiêu cực của mình.

Do đó, hãy cho họ một khoảng thời gian suy ngẫm bằng những trải nghiệm bản thân và tự trả lời câu hỏi “Bạn sẽ làm gì để thành công?”. Không cách nào hay hơn là một quyển sách truyền cảm hứng mạnh mẽ từ một người có tầm ảnh hưởng, về một điều tích cực trong cuộc sống.

Thử nghĩ về một ví dụ khác mà rõ ràng là cả hai đều thiếu trí tuệ cảm xúc. Giả sử chúng ta có một người quản lý năng nổ, bộc trực, không có nhiều sự đồng cảm. Qua một quá trình dài làm việc cùng, chắc chắn nhân viên cấp dưới mà người quản lý đang làm việc cùng sẽ phản kháng nhưng không nhận thức được sự nổi loạn của chính họ.

Điều này giống như hai con tàu ngược lối. Một người quản lý bảo thủ với các vấn đề và một nhân viên thiếu nhận thức về bản thân. Làm thế nào họ có thể nhận thức được những gì cá nhân họ cần làm để đạt được kết quả tốt hơn?

Tim Hagen đã chỉ ra rằng: “Điều quan trọng là chúng ta phải bắt đầu hiểu bản thân là ai”. Tóm lại, điểm chung từ 3 cách trên là dù bạn là người lãnh đạo hay là người huấn luyện trí tuệ cảm xúc cho ai đó, hãy dành thời gian đặt câu hỏi không chỉ cho bản thân mà còn cho những học viên của mình.

Câu hỏi chính là chìa khóa để thấy được sự phản ánh ở chính những người đồng nghiệp, là cách truyền cảm hứng và tạo điều kiện cho một môi trường cởi mở, hòa đồng. Điều này sẽ tạo một không gian dẫn đến các trí tuệ cảm xúc lớn hơn và các cuộc trò chuyện tốt hơn tại nơi làm việc.

4. Kết luận

Trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng ngày càng cần thiết trong môi trường kinh doanh nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Dù là lãnh đạo hay nhân viên, có trí tuệ cảm xúc không chỉ cải thiện tinh thần, thể chất mà còn giúp đưa ra các quyết định và giải pháp trong công việc và cuộc sống một cách hiệu quả. Bài viết là những chia sẻ về lý do cần rèn luyện trí tuệ cảm xúc EQ ngay từ bây giờ, rất hi vọng bạn sẽ nhận thức được sự hữu ích của nó để vươn tới thành công.

Nguồn: Forbes

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Duong Tong Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả