menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hà Diệu Thu

Tài chính 24 giờ: Vốn hóa thị trường tiền điện tử lần đầu đạt 2 nghìn tỷ USD, Credit Suisse lỗ 4,7 tỷ USD sau bê bối của Archegos

Ngân hàng được giãn trích lập dự phòng thêm 3 năm, Gelex hoàn tất M&A Viglacera, vốn hóa thị trường tiền điện tử lần đầu đạt 2 nghìn tỷ USD, tới lượt các cảng cửa ngõ của châu Âu tắc nghẽn, nhiều hãng hàng không châu Âu ngần ngại trước chi phí cho "hộ chiếu" vắc-xin, ... là những tin tức đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 6/4.

1. Điểm nổi bật trên thị trường Việt Nam

Ngân hàng được giãn trích lập dự phòng thêm 3 năm

  • Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 03 sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong thông tư 01 trước đó. Thông tư mới cũng gỡ nút thắt về thời hạn cơ cấu nợ, khi cho phép cơ cấu các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020, thay vì ngày 23/1 như quy định cũ; đồng thời đặt ra mốc thời hạn cụ thể là hết năm nay. Thông tư được nhận định sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho các ngân hàng, do các ngân hàng không phải bỏ ra chi phí quá lớn để trích lập dự phòng trong một thời gian ngắn làm sụt giảm lợi nhuận, đồng thời giúp ngân hàng có điều kiện tiếp tục cấp tín dụng cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh.

Gelex hoàn tất M&A Viglacera

  • Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam ngày 6/4 vừa công bố nâng tỷ lệ sở hữu tại Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC (HN:VGC)) lên mức 50.2%, và trở thành công ty mẹ của Viglacera. Gelex công bố kế hoạch M&A Viglacera từ năm 2018. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, CEO (HN:CEO) Gelex Nguyễn Văn Tuấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT Viglacera. Dù vậy, quá trình hợp nhất sau đó không quá thuận lợi, và chỉ mới được hoàn tất trong thời gian vừa qua. Trong các năm qua, với chiến lược mở rộng thị phần, biên lợi nhuận gộp của Gelex giao động trong khoảng 15-17%, trong khi với Viglacera lên tới 25%. Gelex dự kiến doanh thu thuần sau hợp nhất trong năm nay sẽ tăng 59% so với năm 2020, lợi nhuận gộp tăng 86%, lãi trước thuế tăng 156%, chỉ số EPS tăng 101% lên 3.350 đồng.

2. Điểm nổi bật trên thị trường thế giới

Vốn hóa thị trường tiền điện tử lần đầu đạt 2 nghìn tỷ USD

  • Vốn hóa thị trường tiền điện tử đạt mức 2 nghìn tỷ đô la lần đầu tiên vào hôm thứ Hai nhờ đợt tăng mạnh của Ethereum. Chỉ trong hơn hai tháng, vốn hóa thị trường tiền điện tử đã tăng gấp đôi, theo trang CoinGecko, khi các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ đổ xô vào thị trường. Đồng tiền điện tử có vốn hóa lớn nhất là Bitcoin, chiếm 50% vốn hóa thị trường tiền điện tử, đã tăng hơn 100% trong năm nay và là động lực chính của toàn thị trường. Nhưng Ethereum mới chính là đồng tiền đóng vai trò chủ chốt cho kỷ lục mới này sau khi tăng hơn 3% vào tạo đỉnh mới vào thứ Hai. Động thái chấp thuận tiền điện tử mới nhất của 2 gã khổng lồ Paypal và Visa đã tạo động lực cho Ethereum trong đợt tăng lần này. Tuy vậy, thị trường tiền điện tử vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức do không nhận được sự ủng hộ từ chính phủ các nước.

Tới lượt các cảng cửa ngõ của châu Âu tắc nghẽn:

Việc tàu Ever Given mắc cạn tại kênh Suez khiến hàng trăm tàu container bị tắc nghẽn tiếp tục để lại hậu quả khi số lượng tàu này sẽ cùng lúc ập tới các cảng tại châu Âu. Khoảng 80% hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu được vận chuyển bằng tàu, hầu hết từ châu Á. Số lượng có thể còn cao hơn khi các chuyến bay chở khách bị hủy do dịch bệnh khiến vận tải hàng không khó gia tăng. Trong khi đó, nhân lực tại các cảng cũng đang bị thiếu hụt do dịch bệnh. Sự ùn ứ tại các cảng châu Âu có thể còn phức tạp hơn nữa khi các tàu container xuất khẩu bắt đầu quay ngược trở về châu Á. Gói kích thích mới tại Mỹ cũng có thể khiến tình hình xấu thêm khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân sẽ tăng sau khi nhận được hỗ trợ, dẫn đến số lượng tàu tiếp tục tăng thêm so với hiện tại. Những điều trên đã đẩy giá container vốn đã cao tiếp tục cao hơn nữa, đồng thời khiến tình hình logistics toàn cầu trở nên khó lường hơn.

Credit Suisse lỗ 4,7 tỷ USD sau bê bối của Archegos

  • Mới đây, Credit Suisse cho biết ngân hàng này ghi nhận khoản lỗ 4,4 tỷ franc (4,7 tỷ USD) từ vụ sụp đổ của quỹ Archegos Capital Management, theo đó, Credit Suisse sẽ có khoản lỗ trước thuế là 900 triệu franc chỉ trong quý I/2021. Ngân hàng sẽ thay thế 2 giám đốc điều hành đứng sau một loạt khoản đầu tư thất bại, bao gồm cả thương vụ tại Greensill, đồng thời cắt bỏ tiền thưởng cho các giám đốc điều hành cấp cao, giảm cổ tức và hoãn kế hoạch mua cổ phiếu quỹ để bảo toàn vốn. Credit Suisse là cổ phiếu ngân hàng lớn có diễn biến tồi tệ nhất trên thế giới từ đầu năm đến nay. 2 tháng đầu năm, ngân hàng này chịu tác động nặng nề khi có liên quan đến sự sụp đổ của 2 công ty tài chính.

Nhiều hãng hàng không châu u ngần ngại trước chi phí cho "hộ chiếu" vắc-xin

  • Trong bối cảnh giấy chứng nhận tiêm chủng hay "hộ chiếu" vắc-xin đang được xem là hướng đi giúp khôi phục ngành vận tải hàng không, nhiều hãng hàng không lại đang dè dặt trước chi phí phải bỏ ra cho loại công cụ này. Nguồn tin của Thời báo Phố Wall cho hay, nhiều hãng hàng không châu u đang vận động hành lang phản đối kế hoạch buộc họ phải tham gia xác minh giấy chứng nhận tiêm chủng của hành khách do lo ngại chi phí quá lớn. Hiện EU đang lên kế hoạch chi 49 tỷ USD cho chương trình chứng nhận điện tử chung toàn khối, tuy nhiên vẫn chưa rõ chi phí mà các hãng hàng không phải bỏ ra là bao nhiêu. Lo ngại về chi phí là hoàn toàn có cơ sở khi ngành hàng không toàn cầu được dự báo tiếp tục lỗ 95 tỷ USD trong năm nay trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp trong khi tốc độ phân phối vắc xin còn hạn chế.

3. Nhận định diễn biến thị trường

Thị trường chung đón nhận nhiều tin tích cực trước giờ mở cửa sau khi S&P 500 và Dow Jones kết phiên tiếp tục lập đỉnh mọi thời đại. Cùng với đó, sự kiện chuyển giao quyền lực của các vị trí then chốt tại Việt Nam tiếp thêm niềm tin cho các nhà đầu tư về một viễn cảnh nền kinh tế tiếp tục phát triển hơn. Tuy nhiên, thị trường đã ghi nhận 6 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó và phiên hôm nay cũng đồng thời là phiên T+3 của ngày vượt đỉnh nên áp lực chốt lời của các nhà đầu tư tại giá mục tiêu cũng dần hình thành nhiều hơn.

Thị trường mở cửa giảm 5 điểm khỏi giá tham chiếu với sự phân hóa cao trên toàn thị trường, đặc biệt là tại nhóm vốn hóa lớn. Tuy vậy, dòng tiền đứng ngoài thị trường khá lớn trước đó do các nhà đầu tư rút lui trước ngưỡng 1,200 điểm vẫn luôn chực chờ thị trường nhún đỏ, đặc biệt là sau phiên “không thể giảm đỏ” ngày hôm qua, đã giúp chỉ số hồi phục nhanh chóng. Tại thời điểm 9h35, chỉ số chạm mức 1,240 điểm và gặp khó khăn để vượt qua tương tự như phiên sáng 5/4. Thị trường quay đầu trở lại về mức tham chiếu. Toàn thị trường vẫn cực kỳ phân hóa khi số mã giảm điểm vẫn chiếm ưu thế trên HOSE với 177 mã tăng, 78 mã đứng giá và 199 mã giảm điểm. Tuy vậy, động thái tại 1 số cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là trong nhóm VN30 lại ủng hộ cho sắc xanh của thị trường. Nhóm ngân hàng vẫn chiếm sự chú ý khi STB (HM:STB), MBB (HM:MBB) và CTG (HM:CTG) đều có khối lượng giao dịch lớn cùng các lệnh mua bán lên tới hàng triệu cổ trong 1 tiếng đầu. STB giảm nhẹ sau 8 phiên tăng với khối lượng khủng liên tiếp. Trong khi đó, MBB và CTG đều giữ được sắc xanh bất chấp việc CTG bị khối ngoại tập trung bán ròng. Nhưng cổ phiếu đáng chú ý nhất chính là VIC (HM:VIC) khi tăng mạnh 4.1% lên 129.400 đồng/cp và là nhân tố chính giúp VN-Index bứt phá. Thị trường sau khi có nhịp lưỡng lự nhẹ tại mức 1,240 điểm tiếp tục tăng nhờ sự hỗ trợ của các mã cổ phiếu lớn và tiến sát đỉnh cũ 1,245.28 điểm của ngày hôm qua. Tại đây, đà tăng hạ nhiệt dần và lực bán theo đó cũng mạnh dần lên, kéo toàn bộ chỉ số về sát ngưỡng tham chiếu 1 lần nữa. VN-Index sau đó giằng co tại vùng 1,236-1,240 điểm nhưng khối lượng giao dịch lớn trước đó khiến thị trường một lần nữa nghẽn lệnh trong phiên sáng. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 0,76 điểm (0,06%) lên 1.236,81 điểm. Toàn sàn có 177 mã tăng, 271 mã giảm và 36 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,92 điểm (-0,66%) xuống 289,32 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 121 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,58 điểm (0,7%) xuống 82,26 điểm.

Sàn HoSE tiếp tục gần như không giao dịch trong phiên chiều khi tình trạng nghẽn lệnh diễn ra ngay trong phiên sáng. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,91 điểm (0,32%) lên 1.239,96 điểm. Toàn sàn có 190 mã tăng, 248 mã giảm và 47 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,44 điểm (0,15%) lên 291,68 điểm. Toàn sàn có 112 mã tăng, 101 mã giảm và 67 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,29%) xuống 82,6 điểm. Sàn HOSE giao dịch hơn 16,800 nghìn tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chỉ chiếm hơn 1,567 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại trên HoSE chỉ bán ròng 2,4 tỷ đồng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại