menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Tiểu Mạnh

Tác động lan tỏa tỷ suất sinh lợi của chứng khoán các nước Đông Nam Á đến Việt Nam

Nghiên cứu này thực hiện đánh giá mức độ tác động của tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán một số nước ở khu vực Đông Nam Á (Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore) đến Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001- 2017 với dữ liệu theo tuần.

Thông qua các ước lượng kiểm định đồng liên kết Johansen, phân tích hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai và kiểm định nhân quả Granger theo tuần, nghiên cứu cho thấy, thị trường chứng khoán các quốc gia này đều có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam và có độ trễ từ 3 đến 4 tuần trong giai đoạn nghiên cứu.

Giới thiệu

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ngày càng lớn mạnh và trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế; đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước. Nền kinh tế trong nước có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội cho các NĐT khi đầu tư trên TTCK. VN-Index đã phá vỡ vùng đỉnh cũ của năm 2007, chạm mức cao nhất 1.204,33 điểm tại phiên giao dịch ngày 9/4/2018, với mức tăng bình quân 46% trong năm 2017.

Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh trong quý I, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh trong quý II và là một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất. Tính đến ngày 11/7/2018, kể từ mức đỉnh VN- Index đã giảm tới hơn 25,83% để xuống mốc 983,16 điểm. (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2018). Ngoài ra, thống kê lịch sử đã ghi nhận, dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, VN-Index giảm sâu và mất 80% giá trị chỉ 2 năm sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2007.

Tác động lan tỏa tỷ suất sinh lợi của chứng khoán các nước Đông Nam Á đến Việt Nam

Vì vậy, có thể nhận thấy đầu tư chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lợi hấp dẫn nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Các NĐT ngoài mối quan tâm hàng đầu là tỷ suất sinh lời, việc dự báo và quản lý rủi ro cũng là một trong những chiến lược NĐT cần đặc biệt chú trọng.

Sự hội nhập sâu rộng của các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay giúp hệ thống tài chính tại các nước trên thế giới có sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia và ký hết các hiệp định thương mại và tài chính quốc tế. Việc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ngày 31/12/2015) đi vào thực thi giúp cho dòng vốn được tự do dịch chuyển qua lại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á; khiến cho mối liên kết TTCK giữa các quốc gia trong khu vực càng gia tăng.

Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ tỷ suất sinh lời giữa các TTCK sẽ giúp NĐT có thêm thông tin để dự báo sự thay đổi của giá cổ phiếu khi đầu tư trên TTCK, cũng như có thể tận dụng mối tương quan này để có chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp, giúp tăng lợi nhuận và giảm rủi ro.

Mối quan hệ tỷ suất sinh lời giữa các thị trường có thể được đánh giá qua khái niệm lan tỏa suất sinh lời (Oliveira, 2009). Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tác động và tương quan lẫn nhau giữa tỷ suất sinh lời của các TTCK lớn trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít nghiên cứu tập trung vào thị trường các nước đang phát triển, cụ thể là khu vực Đông Nam Á. Do đó, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm xem xét tác động lan tỏa tỷ suất sinh lời của TTCK các nước Đông Nam Á đến thị trường Việt Nam thông qua phân tích hồi quy chỉ số chứng khoán của các nước Đông Nam Á.

Cụ thể hơn, nếu TTCK các nước khu vực Đông Nam Á có mối liên hệ chặt với TTCK Việt Nam, nghĩa là các cú sốc hay sự thay đổi từ TTCK các nước này sẽ lan tỏa ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam. NĐT có thể dự báo rủi ro dựa vào phân tích các biến động tại TTCK các nước khu vực Đông Nam Á, làm cơ sở để ra quyết định đầu tư phù hợp hơn.

Cơ sở lý thuyết

Ngày nay, khái niệm thị trường dường như tách rời với khái niệm đường biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với lĩnh vực tài chính điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi mà sự tương quan và tính liên kết chặt chẽ giữa các thị trường ngày càng gia tăng. Khi một cú sốc trong một thị trường tài chính thuộc các quốc gia phát triển nổ ra sẽ kéo theo tác động lây lan và hệ quả tương tự ở các thị trường của nhiều nước khác.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tương quan giữa tỷ suất sinh lời của các TTCK khác nhau trên phạm vi thế giới. Malliaris và Urrutia (1992) phân tích tác động trước và sau khủng hoảng tài chính 1987 của các chỉ số chứng khoán ở các thị trường khác nhau để thấy được sự sụp đổ đã tạo ra sự tương tác lớn giữa các thị trường, đặc biệt là trong việc giải thích các biến động. Trong khi đó, Masih và cộng sự (2009) nghiên cứu về mối liên kết “năng động” và cơ chế truyền dẫn thông tin của TTCK quốc tế đến từ các cú sốc trên thị trường.

Tác động lan tỏa tỷ suất sinh lợi của chứng khoán các nước Đông Nam Á đến Việt Nam

Stuart và cộng sự (2007) lại có cách tiếp cận khác khi xem xét tương quan động giữa lợi nhuận chứng khoán ở 3 khu vực khác nhau trên thế giới bao gồm châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và châu Mỹ sử dụng mô hình GARCH tương tác có điều kiện bất đối xứng được giới thiệu bởi Cappiello, Engle và Sheppard (2006). Nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong mối tương quan giữa các thị trường thông qua thời gian.

Cuộc khủng hoảng ở châu Á đóng vai trò là một sự phá vỡ cấu trúc, với sự tương quan ngày càng tăng giữa các quốc gia khủng hoảng trong thời gian sau này. Đồng thời, bối cảnh thị trường thế giới sụt giảm mạnh đầu những năm 2000 cũng là một sự kiện quan trọng để nghiên cứu mối tương quan ở các nước thị trường phát triển.

Tuy nhiên, điều này đi ngược lại với giả thiết thị trường hiệu quả khi nói rằng giá của chứng khoán ở các thị trường khác nhau có mối quan hệ tương quan trong ngắn hạn và dài hạn. Hay nói cách khác, có thể dự báo về giá cả chứng khoán ở các thị trường khác nhau sau một độ trễ thời gian nhất định. Hou (2007) chỉ tập trung vào lý giải cho việc giá chứng khoán của các DN chịu ảnh hưởng từ thông tin có độ trễ hơn so với việc hấp thụ các yếu tố khác; tức là sự truyền dẫn thông tin chậm chạp và khả năng hấp thụ thông tin vào trong giá của các chứng khoán khác nhau ở các thị trường khác nhau dẫn tới tác động lan tỏa. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do sự bất cân xứng thông tin, hiệu quả của các kênh truyền dẫn, mức độ phát triển về nền tảng và cơ chế thể chế vận hành ở các thị trường không đồng nhất đã phát sinh cơ hội kinh doanh chênh lệch giá trên TTCK quốc tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả