Sự nguy hiểm của việc sở hữu quá 5% và sở hữu chéo trong ngân hàng
Nhân vụ bà Trương Mỹ Lan, sỡ hữu hơn 90% ngân hàng SCB, tôi chia sẻ ngắn gọn về sự nguy hiểm của việc sở hữu quá 5% và sở hữu chéo trong ngân hàng.
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng. Ngân hàng huy động tiền của người dân, của doanh nghiệp và tiền của các tổ chức khác để cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân cần tiền vay. Việc bảo toàn vốn cho người đã gởi tiền là quan trọng hàng đầu. Vì thế ngân hàng phải tuân thủ các quy định, phải kiểm soát rủi ro, phải đảm bảo các giới hạn an toàn, nhằm đảm bảo rằng tiền huy động từ dân và doanh nghiệp không bị rủi ro.
Khi có một cá nhân nào nắm quyền sở hữu ngân hàng quá lớn, khi có tình trạng sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp thì những cổ đông quyền lực này sẽ có quyền quyết định, quyền ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng.
Khi đó tiền của ngân hàng sẽ được ưu tiên cho vay đối với những doanh nghiệp của những người chủ này, ngay cả khi đó là những doanh nghiệp, những dự án có tính rủi ro cao.
Khi việc này xảy ra, nó không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng và khách hàng của doanh nghiệp đó, mà nó còn gây ra những hệ lụy cho xã hội.
Ở mức độ thấp, thì các doanh nghiệp ít rủi ro, có khả năng trả nợ mà nằm ngoài hệ thống của ngân hàng thì sẽ không được vay. Trong khi đó các doanh nghiệp rủi ro cao lại được vay. Luồng tiền tín dụng đã chạy sai chỗ. Hiệu quả sinh lợi của nguồn vốn bị giảm.
Ở mức độ cao, ví dụ như trường hợp ngân hàng SCB, hơn 90% tiền của ngân hàng được đưa vào các doanh nghiệp hệ sinh thái VTP, thì tình hình tài chính của ngân hàng bị rủi ro ở mức cực cao. Khi thông tin lộ ra sẽ dẫn đến hiện tượng BankRun, tức là người dân ào ào đi rút tiền. Nếu ngân hàng NN không huy động nguồn tiền để cứu thanh khoản (qua các công cụ chiết khấu, tái chiết khấu) thì SCB sẽ rơi vào tình trạng không thể chi trả nợ cho khách.
Cùng may là ngân hàng nhà nước đã giải cứu thanh khoản cho SCB thành công. Và làn sóng Bank Run đã giảm xuống. Trong trường hợp giải cứu không thành công, thì có thể sẽ xảy dễ ra tình trạng Bank Run dây chuyền. Dân lo sợ và đi rút tiền tại các ngân hàng. Lúc đó thì rất khó khăn cho cả hệ thống ngân hàng.
Đó là lý do mà ngân hàng nhà nước có những quy định chặt chẽ về việc một cá nhân không được sở hữu quá 5%, các cổ đông ngân hàng không được sở hữu chéo.
** Bài trên là script của video Top.top. Giọng văn nói và hơi ngắn. Không biết bài đã chuyển tải được hết ý không. Các bạn muốn đọc nhiều hơn về ngân hàng, thị trường tài chính thì comment nhe. Chú Ba người tình cảm, thiếu tương tác thấy khó chịu.
Thân ái
Chú Ba tài chính
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận