24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồng Nhung
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sự đổ vỡ của Ngân hàng Baoshang tại Trung Quốc: Trong cái rủi có cái may

Cái nóng oi bức giữa mùa hè đã khiến những người nông dân của làng Wujia Gedu phải trở về những ngôi nhà mái bằng một tầng của họ vào trước giữa trưa, trong khi đó ở bên ngoài, những cánh đồng ngô bất tận đang nhẹ nhàng đung đưa trong làn gió.

Ngoài một vài chuyến xe buýt nối giữa ngôi làng với trung tâm của thị trấn Dalad Banner – một khu vực cấp quận, cách Ordos, Nội Mông, hơn 100 km – thì có rất ít phương tiện giao thông chạy qua con đường hẹp xen giữa những làn sóng lá ngô nhấp nhô này. Tuy nhiên, rất hiếm khi mới có người lên xuống trạm chờ xe buýt của ngôi làng nông thôn dân cư thưa thớt cách Bắc Kinh hơn 600 km về phía tây này.

Sự đổ vỡ của Ngân hàng Baoshang tại Trung Quốc: Trong cái rủi có cái may

Làng Wujia Gedu

Khoảng một năm rưỡi trước, rất nhiều nhân viên từ Ngân hàng Baoshang – nằm tại thành phố Baotao cách ngôi làng khoảng 67 km – đã đến khu nông thôn hẻo lánh này và thuyết phục nhiều dân làng vay tiền từ ngân hàng. Một khi giấy tờ vay nợ được ký kết, những nhân viên này liền biến mất và chẳng ai gặp lại họ được nữa.

Vào thời điểm đó, Du Erxi, một nông dân trồng ngô trên mảnh đất chỉ hơn 3 ha, đã đăng ký vay tiền và nhận được số tiền 500,000 Nhân dân tệ (tương đương 73,000 USD), vay với thời hạn 1 năm từ Ngân hàng Baoshang.

“Khoản vay này rất quan trọng với tôi, nếu không có nó, tôi sẽ không có đủ tiền để trồng trọt”, ông Du nói.

Sự đổ vỡ của Ngân hàng Baoshang tại Trung Quốc: Trong cái rủi có cái may

Thế nhưng, khoản vay đó rất đắt đỏ, với lãi suất hàng năm lên đến hơn 8%, nhưng ông Du không còn lựa chọn nào khác. Ông ấy đã sử dụng phần lớn số tiền vay được để mua dụng cụ và phân bón, những thứ đó đã giúp ông thu hoạch được một vụ bội thu vào năm ngoái (2018).

Các khoản vay trên là một phần trong phong cách làm việc “hung hãn” của Baoshang, nhằm cung cấp tín dụng cho nhiều nông dân hơn với những điều khoản tốt hơn bao giờ hết. Việc cho vay của ngân hàng này đã trở thành một nền tảng trong lĩnh vực nông nghiệp của khu vực Nội Mông, với 560 triệu nông dân Trung Quốc thường xuyên thiếu khả năng tiếp cận các ngân hàng cho vay với mức lãi suất phải chăng mà họ cần để điều hành nông trại.

Nhưng vào cuối tháng 5/2019, Ngân hàng Baoshang đã được chính quyền tiếp quản, từ đó chính quyền đã bổ nhiệm Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đảm nhận các hoạt động thường ngày của Baoshang để bảo vệ mức lãi suất phù hợp cho khách hàng và người gửi tiền. Việc sụp đổ của Baoshang sẽ đe dọa đến khả năng tăng sinh kế của những thường dân hay vay tiền từ Baoshang ở làng Wujia Gedu và những ngôi làng khác xung quanh.

Tuy nhiên, mối đe dọa này có vẻ chỉ là vấn đề ngắn hạn vì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng phải chăng của nông dân đang bắt đầu được cải thiện. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa nhiệm vụ hồi sinh các khu vực nông thôn Trung Quốc làm ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, và như một phần của chiến lược này, Bắc Kinh đã thúc đẩy các ngân hàng (bất kể quy mô lớn nhỏ) phải cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho vùng nông thôn, vì những khu vực này được xem là nền tảng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

“Khả năng tài chính của vùng nông thôn Trung Quốc không theo kịp sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại”, dựa theo báo cáo chung được công bố đầu tháng 07/2019 bởi Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, và các Viện nghiên cứu của Trung Quốc.

Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của khu vực nông nghiệp đã bị tụt hậu so với những khu vực còn lại của nền kinh tế, bởi vì số lượng các tổ chức tài chính nhỏ ở địa phương sẵn sàng cho nông dân vay rất hạn chế - nguyên nhân là vì khả năng hoàn trả tiền nợ của nông dân thường phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết và thị trường dành cho cây trồng của họ có mở rộng hơn hay không. Cho đến khoảng thời gian gần đây, những ngân hàng lớn hầu hết đều “ngó lơ” vùng nông thôn, họ thích cho các công ty và cư dân thuộc vùng thành thị vay để nhận được nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, việc làm trên đang dần bị chậm lại bởi vì vào tháng 02/2019, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) và bốn bộ khác đã đưa ra hướng dẫn để cải thiện dịch dụ tài chính nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho việc hồi sinh vùng nông thôn.

Kế hoạch kêu gọi những tổ chức tài chính có liên quan đến nông nghiệp phải ưu tiên cung cấp tín dụng cho những khu vực nghèo hơn vào năm 2020 và thúc giục những tổ chức này xây dựng hệ thống tài chính dài hạn và bền vững hơn cho vùng nông thôn. Hệ thống đó nên tăng tín dụng cho các khu vực nông thôn, nâng cao tốc độ tăng trưởng cho vay ở những vùng nông thông nghèo, hạ thấp giá tín dụng, chấp nhận tỷ lệ cho vay không hiệu quả cao hơn đối với các khoản vay nông nghiệp và cho phép dùng các loại bất động sản thuộc nông thôn để làm tài sản thế chấp cho khoản vay, dựa theo bản kế hoạch.

Mặc dù vậy, ngay cả trước khi bản kế hoạch được đề ra đầy đủ chi tiết, các khoản cho vay liên quan đến nông nghiệp đã bắt đầu tăng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp khoảng 27.51 ngàn tỷ Nhân dân tệ (4 ngàn tỷ USD) vào cuối quý 1/2019, tăng 7.6% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng cũng tăng tốc từ mức 6.0% vào cuối quý 4/2018, theo dữ liệu của PBoC.

Khoản vay mới cấp cho khu vực nông thôn khoảng 1.02 ngàn tỷ Nhân dân tệ (148 tỷ USD) trong 3 tháng đầu năm 2019, tăng 149 tỷ Nhân dân tệ (22 tỷ USD), tương đương tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, chi nhánh Nội Mông của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc – ngân hàng Nhà nước lớn thứ ba và là ngân hàng cho vay lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp – đã cho ra mắt một chương trình đặc biệt vào đầu năm 2019 nhằm làm tăng mức cho vay ở vùng nông thôn của các khu tự trị.

Kế hoạch trên kêu gọi ngân hàng cấp hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (1.5 tỷ USD) cho các khoản vay mới liên quan đến nông nghiệp trong năm 2019 và một lần nữa vào năm 2020, trong đó khoản vay mới cho mỗi khu vực hành chính cấp quận ít nhất là 10 triệu Nhân dân tệ (1.5 triệu USD) mỗi năm.

Trước năm ông Du vay tiền từ Ngân hàng Baoshang, ông đã có một khoản vay từ Ngân hàng Thôn làng Hantai, một ngân hàng cho vay nhỏ thuộc vùng nông thôn ở Ordos (Nội Mông). Để nhận được tiền từ khoản vay đó, ông Du đã phải lái xe hơn 100 km mỗi 3 tháng một lần để đến được chi nhánh ngân hàng.

Có lần, ông Du thử mượn tiền từ hợp tác xã tín dụng nông thôn bị PBoC xử phạt nhưng không thành công.

“Anh sẽ chẳng có được gì nếu anh không có mối quan hệ thân cận ở đó”, ông Du nói.

Hợp tác xã tín dụng vốn có thời gian dài thống trị lĩnh vực tài chính ở vùng nông thôn Trung Quốc, vì những ngân hàng cho vay lớn hơn thường có xu hướng tránh xa thị trường cho vay nông thôn do kinh tế ở những vùng này rất yếu nếu so với những khu vực thành thị, cứ thế cho đến khi chiến lược cho vay “hung hãn” của Ngân hàng Baoshang bắt đầu thay đổi toàn cục.

Khoản vay của ông Du cách lần tiếp xúc đầu tiên giữa Ngân hàng Baoshang và người dân làng Wujia Gedu rất xa. Một thập kỷ trước, đại diện của ngân hàng cho vay có trụ sở ở Baotao này đã đến ngôi làng Nội Mông đó và cuối cùng đã biến hơn một nửa hộ gia đình ở đây thành khách hàng.

Zhao Xiaoming, hàng xóm của ông Du, đã thực hiện khoản vay đầu tiên từ Ngân hàng Baoshang vào năm 2012 với số tiền 100,000 nhân dân tệ (14,500 USD).

“Chúng tôi quá túng thiếu vào năm đó. Chồng tôi có đất cần canh tác và chúng tôi phải trả học phí cho con gái nữa”, bà Zhao Xiaoming nói, bà cũng có một cửa hàng tạp hóa tại địa phương.

Vay nợ từ Ngân hàng Baoshang không yêu cầu phải có tài sản thế chấp, nhưng bà Zhao Xiaoming phải tìm thêm hai gia đình khác để làm người đảm bảo, và nếu như bà Zhao vỡ nợ, hồ sơ tín dụng của hai hộ gia đình kia cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Tôi không dám không trả nợ ngân hàng, tôi không muốn khiến người khác phải gặp rắc rối”, bà nói thêm.

Cả bà Zhao Xiaoming và ông Du đều phải mượn thêm tiền từ Ngân hàng Baoshang vào đầu năm 2019, trong đó khoản vay mới yêu cầu họ phải trả tiền lãi theo quý và hoàn nợ vào cuối năm 2019.

“Áp lực trả nợ không quá nặng nề”, ông Du nói.

Anh trai của bà Zhao Xiaoming, ông Qi, là một trong những nông dân đầu tiên mượn tiền từ Ngân hàng Baoshang, ông Qi đã vay 200,000 nhân dân tệ (29,000 USD) thời hạn một năm từ Baoshang vào khoảng 10 năm trước và khi đó, ngân hàng này lập tức trừ 2,000 nhân dân tệ (291 USD) tiền lãi từ khoản vay của ông Qi.

“Mức giá đó quá cao”, ông Zhao Qi cho biết, ông chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập là từ vụ ngô nhưng ông cho biết thêm đó là khoản vay cuối cùng mà ông thực hiện với Ngân hàng Baoshang.

Nhưng việc đó không ngăn được Ngân hàng Baoshang tiếp tục bành trướng ở khu vực nông thôn Nội Mông suốt 10 năm qua, trong đó ngân hàng này đã cấp tổng cộng 40 tỷ Nhân dân tệ (5.8 tỷ USD) cho các khoản vay có liên quan đến nông nghiệp tính đến giữa năm 2018, dựa theo dữ liệu trên trang web của ngân hàng này, với cư dân từ 5,395 ngôi làng ở Nội Mông đều vay mượn từ Ngân hàng Baoshang.

Ngân hàng này cũng tích cực mở rộng ở các vùng nông thôn bên ngoài Nội Mông, thành lập 30 ngân hàng thôn làng ở 18 tỉnh thành trên khắp Trung Quốc, mặc dù sự sụp đổ của ngân hàng này de dọa sẽ làm chấm dứt chương trình cho vay ở nông thôn.

Ngày 24/05/2019, chính quyền bất ngờ dành quyền kiểm soát Baoshang, trích dẫn “nhiều rủi ro tín dụng nghiêm trọng” từ danh mục đầu tư tài sản và các giao dịch liên ngân hàng của Baoshang. Ngân hàng này là một phần của Tomorrow Group, công ty này được báo cáo là nắm giữ cổ phần, trực tiếp và gián tiếp, trong hàng chục công ty được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải.

Bà Zhao Xiaoming nói rằng nhân viên của Ngân hàng Baoshang đã đến làng để chụp hình cửa hàng của bà sau khi ngân hàng của họ bị Chính phủ tiếp quản.

“Họ làm như là sợ tôi sẽ chạy đi mất ấy”, bà nói đùa.

Bà Zhao vẫn chưa quyết định được có nên đổi ngân hàng khác để vay vào năm sau (2020) hay không, nhưng bà nhấn mạnh rằng hiện tại, bà có thể đăng ký vay tiền với lãi suất rẻ hơn từ Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ngân hàng này đã tăng cường các hoạt động cho vay ở khu vực nông thôn Nội Mông.

Trong khi đó, ông Du nói rằng ông đã lên kế hoạch để quay lại vay tiền từ hợp tác xã vào năm sau (2020). Người cho vay trước đây từng từ chối ông nay đã sẵn sàng cho ông vay, miễn là ông Du đem đất của mình ra làm tài sản thế chấp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả