Sự cố nước sạch: Làm thế nào để không lặp lại?
Một tháng sau khi sự cố nước sạch ở Hà Nội xảy ra vẫn còn băn khoăn của giới chuyên gia, của người dân liệu sự cố có lặp lại cũng như chất lượng nước của nhà máy mới được xây dựng.
Ông Triệu Đức Huy - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước trả lời báo chí để làm rõ hơn về việc giám sát chất lượng nguồn nước.
Có điều công nghệ xử lý các nguồn nước mặt khá là phức tạp chứ không đơn giản. Chẳng hạn như công nghệ của Sông Đuống sử dụng hiện nay rất tốt. Chỉ có điều là sự thay đổi của chất lượng nguồn nước sử dụng sẽ đòi hỏi rất nhiều vào sự thay đổi của công nghệ.
Về cấu tạo, hàm lượng các chất trong nguồn nước ngầm thông thường có độ ổn định cao hơn, trong khi nguồn nước mặt thì lại dễ bị thay đổi, chất lượng nguồn nước đầu ra thì lại phụ thuộc rất lớn về chất lượng nguồn nước đầu vào.
Tôi lấy ví dụ thế này, khi cấu trúc của nước nguồn có một số chất vượt ngưỡng tiêu chuẩn thì phải có công cụ lọc, xử lý. Nếu nước nguồn ổn định, công nghệ xử lý không gặp vấn đề, song nước mặt lại phức tạp và dễ bị thay đổi, bao gồm cả yếu tố tự nhiên lẫn yếu tố do con người tác động, nào là cấu trúc về địa chất, rồi độ đục, trong quá trình thay đổi thời tiết, mưa lũ v.v…
Vì thế, công nghệ của nhà máy cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Khi phát sinh sự cố về nguồn nước thì công nghệ cũng phải ứng phó kịp thời, như trường hợp nước nhiễm dầu thì công nghệ xử lý ban đầu của sông Đà không thiết kế và gặp khó khăn cũng là dễ hiểu, đó là rủi ro và họ không lường trước được.
Quan trọng ở đây cần phải có sự giám sát về nguồn nước rất chặt chẽ. Ở nhiều quốc gia, họ có hành lang bảo vệ nguồn nước và có hệ thống giám sát chất lượng rất chặt, ở ta chưa làm được. Vùng nước nguồn rộng và mô hình lựa chọn không ổn.
Kiểm soát phải từ cơ chế chính sách, các quy định. Hiện nay theo như tôi thấy chưa chặt chẽ lắm. Phải có quy định rõ khi xảy ra sự cố cần có ứng phó ra sao, trách nhiệm thuộc về bên nào, phải phân định cho rõ. Những quy định này phải chặt chẽ, đặc biệt là trong cấp nước sinh hoạt, vì nếu xảy ra vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân.
Ông Đỗ Văn Định – Giám đốc dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống: Chúng tôi tự tin
Chúng tôi đã tổ chức đoàn chuyên gia tổ chức lựa chọn đánh giá các nhà cung cấp (ống gang, ống thép, ống HDPE, ống bê tông lòng thép) trên cơ sở các tiêu chí về kỹ thuật (đường kính lớn, độ bền, khả năng chịu tác dụng của lực, khả năng thi công cũng như mức sẵn sàng của hàng hóa khi thực hiện tiến độ dự án trong thời gian ngắn) và tìm ra nhà cung cấp đáp ứng đủ các yêu cầu đưa ra.
Vật liệu ống mà nhà máy chúng tôi chọn được sản xuất ở Đức, Pháp, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE.
Việc kiểm định chất lượng tất cả các loại vật liệu cho tuyến ống được thực hiện bởi đơn vị kiểm định độc lập của Pháp. Đồng thời, Ban quản lý dự án của công ty cũnggiám sát thi công chặt chẽ để đường ống đảm bảo chất lượng theo quy định.
Về quy trình sản xuất, Nhà máy nước mặt sông Đuống được vận hành tự động hoá hoàn toàn, áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất trên thế giới, thiết bị sử dụng có xuất xứ từ G7 và Châu Âu đảm bảo hiệu suất cao, vận hành ổn định, tuổi thọ lâu dài và tiết kiệm năng lượng.
Hồi tháng 9/2019 vừa qua, chúng tôi cũng đã nhận chứng chỉ sử dụng tài nguyên hiệu quả EDGE của Tổ chức Tài Chính Quốc tế IFC – thành viên Ngân hàng Thế giới…
Tóm lại, về chất lượng, về công nghệ, chúng tôi tự tin.
Sự cố như vừa qua không ai muốn và cũng ít ai lường đến được. Nhưng nếu hỏi riêng về dự án Sông Đuống của chúng tôi, quy trình có khác, nghĩa là chúng tôi “bảo vệ từ nguồn” nên sẽ không bị động.
Tại đây, nhân viên vận hành giám sát trực tiếp 24/7 các thông số vận hành/chất lượng nước/kiểm soát an toàn/bảo đảm an ninh…
Cùng đó, tuyến ống nước thô của nhà máy là tuyến ống áp lực kín, bơm trực tiếp nước từ Sông Đuống về nhà máy xử lý, không cho phép các nguồn nước khác xâm nhập vào dây chuyền.
Mọi chỉ số và mẫu nước của từng công đoạn đều được lấy theo thời gian thực để đảm bảo chất lượng. Khi có vấn đề phát sinh, hệ thống sẽ tự động cảnh báo, cô lập các khu vực bất thường để xả, sục, rửa, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn thực hiện của tất cả các khâu và đặc biệt là chất lượng nước đầu ra.
Gặp tình huống sự cố ô nhiễm nguồn nước đầu vào, Nhà máy sẽ ngưng nhận nước thô từ sông, sử dụng nguồn nước dự trữ tại hồ sơ lắng để sản xuất nước sạch trong thời gian xử lý nguồn nước.
Nhà máy có phòng thí nghiệm tiêu chuẩn kiểm soát 15 chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn của bộ Y tế QCVN01-1:2018/BYT. Chất lượng nước được giám sát 2h/lần và liên tục 24/7 và hàng tuần, nước được Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội xét nghiệm kiểm tra độc lập và kiểm tra định kỳ từ sở Y Tế Hà Nội theo quy định.
Đặc biệt là khu vực nhà máy của chúng tôi có chế độ an ninh nghiêm ngặt. Khu vực thu nước đầu vào bố trí trực 24/7, trang bị hệ thống camera, đèn chiếu sáng, loa để cảnh báo và ngăn ngừa các nguy cơ. Toàn bộ nhà máy và quy trình sản xuất cũng được bảo vệ chặt chẽ và giám sát 24/7 để đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho việc vận hành và chất lượng nước đầu ra.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận