Stamford Raffles mới chính là người thay đổi vận mệnh làng chài Singapore
Chúng ta vẫn thường được nghe nói về thành công của Singapore bắt đầu từ thời Singapore được Anh trao trả quyền tự trị, khi Lý Quang Diệu lên nắm quyền lãnh đạo Singapore (1959), thế nhưng không hẳn vậy, thành công của Singapore bắt đầu từ 140 năm trước (năm 1819), khi Stamford Raffles, một quan chức người Anh, thống đốc Đông Ấn Hà Lan (chính là Indonesia) đặt chân đến Singapore.
Thời những 1819, ở khu vực ASEAN, người Anh chỉ có 2 cảng biển là Panang (tây bắc Malaysia) và Bencoolen (tây Indonesia), cả 2 cảng này đều nằm phía biển Ấn Độ Dương, không nằm dọc theo con đường buôn bán chính từ Trung Đông - Ấn Độ và Trung Quốc - Nhật Bản, lại quá xa để bảo vệ thương nhân người Anh khỏi cướp biển.
Raffles đến Singapore (28/01/1819) và nhanh chóng nhận ra hòn đảo này là sự lựa chọn đương nhiên cho một cảng mới. Nó nằm ở mũi phía nam của bán đảo Mã Lai, gần eo biển Malacca và sở hữu một bến cảng nước sâu tự nhiên, nguồn cung cấp nước ngọt, nhiên liệu (than) và gỗ để sửa chữa tàu thuyền. Nó cũng nằm dọc theo tuyến đường thương mại chính giữa Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc.
Ngày 6/2/1819, một hiệp ước trị giá 8.000 đô la giữa Anh và Johor trao cho người Anh quyền thiết lập một trạm thương mại ở Singapore và Singapore hiện đại ra đời, ngay sau đó Stamford Raffles tiến hành xây dựng thương cảng Singapore.
Trong các năm 1826-1847, Singapore nhanh chóng phát triển trở thành một cảng quan trọng trong khu vực. Đến năm 1830, Singapore đã vượt qua Batavia (nay là Jakarta) để trở thành trung tâm buôn bán đồ phế liệu của Trung Quốc và cũng trở thành trung tâm thương mại của nước Anh ở Đông Nam Á. Thành công của Singapore nhờ vào sự ra đời của tàu thủy hơi nước và sự mở cửa của thị trường Trung Quốc, khiến cho hàng hải quốc tế tăng rất nhanh.
Với sự ra đời của kênh đào Suez năm 1869, nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, đưa Singapore vào vị trí đắc địa trên tuyến đường Âu - Đông Á, bởi đã làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa, vì vậy đã thúc đẩy buôn bán giữa Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, thêm nữa thời điểm này Malaysia cũng tăng sản lượng cao su, hồ tiêu và thiếc.
Đến năm 1880, hơn 1,5 triệu tấn hàng hóa đi qua Singapore mỗi năm, với khoảng 80% hàng hóa được vận chuyển bằng tàu hơi nước, Singapore nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại trung chuyển của khu vực với chính sách thuế rất ưu đãi. Nhiều công ty buôn bán được thành lập ở Singapore chủ yếu là các công ty thương mại châu Âu, ngoài ra còn có các thương gia Do Thái, Trung Quốc, Ả Rập, Armenia, Mỹ và Ấn Độ. Không những thế Singapore còn trở thành trung tâm luyện thiếc lớn nhất thế giới.
Khi dân nhập cư tăng nhanh, nhận thấy sự phát triển đô thị bắt đầu hỗn loạn, năm 1922, Raffles xúc tiến ngay việc qui hoạch Singapore, bản qui hoạch đã phân bổ các khu dân cư cụ thể cho nhiều nhóm dân tộc đã định cư. Những khu dân tộc này vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay: Khu phố Tàu của Singapore, trung tâm hành chính hay Khu lịch sử, Kampong Glam và các khu vực lân cận khác vẫn là những trung tâm dân tộc như qui hoạch ban đầu.
Chính vì đã có công biến một làng chài thành đảo quốc giàu mạnh, với qui hoạch thành phố xanh tuyệt vời, nên hiện giờ hình bóng của Raffles vẫn còn hiện diện rất rõ ở Singapore với Raffles Hotel (xây dựng 1830 và trở thành khách sạn từ 1887) và Raffles Hospital.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận