menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Kiều Trang

SSI Research: Dòng vốn ngoại có dấu hiệu trở lại, nâng đỡ thị trường chứng khoán cuối 2019, đầu 2020

Có một số dấu hiệu cho thấy các định chế tài chính quốc tế đang quay trở lại với kênh đầu tư cổ phiếu.

Dòng vốn đang đảo chiều

Sau mỗi lần FED giảm lãi suất, các quỹ đầu tư cổ phiếu đều ghi nhận có hút ròng. Tuy nhiên, phải đến lần giảm thứ 3 vào cuối tháng 10, dòng vốn vào cổ phiếu mới ghi nhận dương 3 tuần liên tiếp. Các quỹ cổ phiếu ở cả thị trường mới nổi và phát triển đều ghi nhận hút ròng, trong đó nhiều nhất là các quỹ đầu tư toàn cầu và dưới dạng quỹ ETF.

SSI Research: Dòng vốn ngoại có dấu hiệu trở lại, nâng đỡ thị trường chứng khoán cuối 2019, đầu 2020

Theo khảo sát mới nhất ngày 12/11/2019 của Bank of America Merrill Lynch cho thấy những thay đổi tích cực trong triển vọng tăng trưởng kinh tế và thay đổi định hướng phân bổ tài sản. Có 43% nhà quản lý quỹ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong vòng 12 tháng tới – tăng 6% so với mức 37% tại khảo sát tháng 10 và là mức tăng tỷ trọng mạnh nhất theo tháng kể từ 1994 đến nay; và 52% tin tưởng rằng cổ phiếu sẽ là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong năm 2020.

Các chỉ số chứng khoán S&P 500 và Dow Jones tăng 23,4% và 19,1% kể từ đầu 2019 đến nay nhờ đảo chiều chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng của FED và các chỉ số kinh tế vẫn khá vững vàng của Mỹ. Các chỉ số đo lường xác suất khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ đều giảm trong đợt công bố mới nhất. Với các tín hiệu từ kinh tế, chính sách tiền tệ và khảo sát các nhà đầu tư, thời điểm hiện tại có thể là lúc giới đầu tư nhận thấy có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư cổ phiếu và cần phải thay đổi chiến lược phân bổ tài sản.

Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đảo chiều

Với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cùng với chiến tranh thương mại, ngành sản xuất của tất cả các nước suy giảm. Chỉ số PMI của Mỹ, Anh, EU, Đức, Nhật đã giảm liên tục và hiện đều ở mức dưới 50. Chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì với mức lãi suất -0,1% tại Nhật, 0% tại EU, 0,75% tại Anh và 1,5-1,75% tại Mỹ. Làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng với tổng cộng 139 đợt giảm lãi suất của các NHTW từ đầu năm đến nay, trong đó có một số NHTW giảm tới 3 -4 lần. Lãi suất tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử.

SSI Research: Dòng vốn ngoại có dấu hiệu trở lại, nâng đỡ thị trường chứng khoán cuối 2019, đầu 2020

Trong khi đó, chương trình nới lỏng định lượng (QE) kéo dài giai đoạn 2008-2017 đã mở rộng bảng cân đối kế toán của FED tới 4.500 tỷ USD (tuy có thu hẹp sau đó nhưng chỉ giảm bớt khoảng 390 tỷ USD). QE cũng được ECB duy trì từ 2015 đến 2018 và vừa tuyên bố tái khởi động lại trong tháng 11/2019.

Một lượng lớn trái phiếu chính phủ (TPCP) được các NHTW mua lại để tăng lượng cung tiền ra thị trường. Trong khi đó, rủi ro gia tăng khiến các nhà đầu tư tìm đến TPCP nhiều hơn và khiến cho lợi tức TPCP giảm rất sâu trong năm 2019 và đang ở vùng thấp nhất lịch sử. Dư địa tăng giá của TPCP vì vậy đã giảm đi đáng kể. Do đã tăng giá mạnh và không gian nới lỏng tiền tệ của các NHTW lớn không còn nhiều, thị trường đã bắt đầu nói đến nỗi lo bong bóng trên thị trường trái phiếu.

Thị trường ngoại hối đang chịu áp lực từ quá nhiều biến động khó lường của chiến tranh thương mại, Brexit, các diễn biến địa chính trị…

Trong bối cảnh đó, cổ phiếu nổi lên là kênh đầu tư có tiềm năng trong các kênh đầu tư truyền thống. Nới lỏng tiền tệ khiến lượng vốn giá rẻ tràn ngập, chi phí vốn thấp làm tăng mức chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư khi cân nhắc chiến lược phân bổ tài sản.

Tiền từ ETF tạo sự nâng đỡ cho VN-Index trong thời gian cuối 2019, đầu 2020

Nhìn lại quá khứ, các đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 6 và 7 khi các quỹ ETF ghi nhận hút ròng nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc. Thời gian này xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu. Chiến tranh thương mại căng thẳng trở lại trong tháng 8 đã khiến giới đầu tư ngay lập tức chuyển hướng phòng thủ.

Trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen nhưng hút ròng vẫn có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại lại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1.583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11). Đây phần nhiều là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.

SSI Research: Dòng vốn ngoại có dấu hiệu trở lại, nâng đỡ thị trường chứng khoán cuối 2019, đầu 2020

Với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, SSI kỳ vọng dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối 2019, đầu 2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại