Searefico (SRF) “thất hẹn” cổ tức năm 2021, đặt kế hoạch dè dặt sau năm thua lỗ lớn
Lần đầu trong 26 năm hoạt động, doanh nghiệp ngành cơ điện lạnh báo lỗ (140 tỷ đồng). Dù đã bước sang năm 2023, cổ tức từ năm trước vẫn chưa được Searefico chi trả cổ đông.
Thất hẹn cổ tức năm 2021, lỗ đậm vì đánh giá lại khoản phải thu
Theo tờ trình gửi đến các cổ đông trước thềm Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2022 tại Trung tâm Hội nghị Tân Sơn Nhất Pavillon vào ngày 31/03/2023, Công ty cổ phần Searefico (Searefico, mã SRF – HOSE) dự kiến sẽ không chi trả cổ tức năm 2022 do kinh doanh thua lỗ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, trong quý IV, doanh thu thuần của SEAREFICO đạt 416 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế âm 147 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 20 tỷ đồng. Lũy kế năm 2022, Searefico báo lỗ 141 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên trong lịch sử 26 năm xây dựng và phát triển, công ty thua lỗ.
Giải trình về việc nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ lớn trên, ông Vũ Xuân Thức – Tổng giám đốc điều hành cho biết khó khăn từ nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2022 ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp các dự án và chi phí quản lý tăng so với quý IV/2021 nguyên nhân chủ yếu do tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu, thực hiện trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi. Trong năm công ty đã tiến hành thoái vốn tại Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế dẫn đến lãi/lỗ trong công ty liên kết giảm. Ngoài ra, doanh thu của công ty mẹ cũng giảm rất sâu do công ty trong quá trình chuyển đổi hoạt động sang mô hình holding, các hoạt động kinh doanh chính chuyển sang công ty con.
Theo phương án phân phối lợi nhuận trình cổ đông, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2022 chỉ còn 43,29 tỷ đồng, trong khi quy mô vốn điều lệ là hơn 355,6 tỷ đồng. Công ty không chia quỹ khen thường CBCNV, HĐQT cũng như không chia cổ tức năm 2022.
Đến thời điểm hiện tại, Searefico vẫn chưa hoàn tất thủ tục phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và đề xuất hủy phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021.
Hồ sơ phát hành cổ phiếu trả cổ tức của công ty đến nay vẫn chưa được UBCKNN đồng ý và yêu cầu tiếp tục bổ sung do chưa có căn cứ để xác định nguồn vốn theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP. Việc bổ sung hồ sơ phát hành trong năm 2023 yêu cầu công ty phải nộp báo cáo kiểm toán năm 2022. Trong khi đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2022 báo cáo lỗ và không đủ lợi nhuận giữ lại để tiếp tục thực hiện thủ tục phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021.
Lợi nhuận mục tiêu năm 2023 vỏn vẹn 25 tỷ đồng
Năm 2022, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, bất ổn. Chính sách tiền tệ thắt chặt, áp lực lạm phát và thanh toán nợ trái phiếu đến hạn làm các kênh huy động vốn của chủ đầu tư bị nghẽn, ảnh hưởng đến việc tiếp tục triển khai dự án và thanh toán cho nhà thầu. Nhưng công ty đã thực hiện dự án đúng tiến độ, đảy nhanh tiến độ thanh quyết toán với chủ đầu tư, nên doanh thu hợp nhất của Công ty tăng 27% so với năm 2021 đây cũng là tín hiệu tích cực trong một năm đầy khó khăn.
Đặt mục tiêu cho năm 2023, hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch doanh số ký hợp đồng 1.500 tỷ đồng, doanh thu thục hiện 1.700 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 25 tỷ đồng, xấp xỉ với lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt được. Tuy nhiên, nếu không kể năm thua lỗ vừa qua, đây vẫn là mức lợi nhuận thấp nhất của Searefico kể từ năm 2009 đến nay.
Lợi nhuận sau thuế riêng sẽ đạt 6 tỷ đồng. Nếu mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh mà đạt được đúng kì vọng, công ty sẽ chi trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ 5%/mệnh giá.
Theo kế hoạch, định hướng phát triển công ty trong năm 2023, ban điều hành cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hệ thống quản trị đông nhất trong toàn hệ thống; xây dựng, cập nhật hệ thống báo cáo quản trị thường xuyên, kịp thời và xuyên suốt từ các đơn vị thành viên đến Công ty mẹ về dòng tiền, tồn kho, công nợ, tiến độ thực hiện dự án, kiểm soát ngân sách. Ban điều hành cần hoàn thiện khung pháp lý rủi ro của công ty và các công ty con; củng cố, nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hội đồng quản trị cũng đặt ra kế hoạch ngắn hạn trong đó đặt ra nhiệm vụ đầu tiên là lấy lại đà tâng trưởng doanh thu, lợi nhuận, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, tiếp thục thanh toán và thu hồi dứt điểm các khoản nợ khó đòi, quản lý dong tiền tập trung và cân đối thương cuyên hàng tồn kho để đảm bảo tình hình tài chính công ty.
Kế hoạch ngắn hạn của công ty còn bao gồm phương án tăng vốn điều lệ. Cụ thể, theo tờ trình gửi đến các cổ đông, HĐQT công ty cũng đề cập đến mục tiêu mở rộng cơ cấu cổ đông và danh mục đầu tư, tìm kiếm đối tác chiến lược phù hợp, tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu đầu tư và M&A,...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận