24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngô Thành Huấn Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

SCB có thể mất những gì?

Đầu tiên có thể thấy chúng ta đang bị truyền thông dội bom quá nhiều do số tiền rất lớn vượt qua sự tưởng tượng của đại đa số nên tạo ra cảm gíac bất an lo âu bao trùm toàn bộ!

Tuy nhiên có vài điểm cốt lõi cần lưu ý và có chiều hướng tách bạch hơn cho thị trường tài chính như sau:

(-) Tài sản đang được thu hồi, nắm giữ và chờ xử lý của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Viết tắt là VTP) có thể đạt 1/3 -1/2 giá trị số tiền hơn 300k tỷ mà Ms. Lan rút ra khỏi Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Viết tắt là SCB)

(-) Lượng tiền "bank run" (khủng hoảng rút tiền ngân hàng) tại thời điểm tháng 10 năm 2022, có thể xem là tiền đối ứng từ ngân sách để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân lúc đó nhằm đảm bảo tránh một cuộc đổ vỡ ngân hàng khi bị mất thanh khoản (Giả định số tiền này cũng hơn 250,000 tỷ đồng)

Nên tổng quan mà nói SCB bây giờ đã được "khoanh lại" và xử lý theo các hướng cụ thể như sau:

(-) Bán các tài sản bất động sản tại Việt Nam để thu hồi bổ sung lại số tiền ngân sách đã bỏ ra (Dự kiến mất trên 10 năm)

(-) Gây sức ép bán các tài sản ở nước ngoài để chuyển tiền về lại Việt Nam (Dự kiến thời gian kéo dài vài năm)

(-) Cơ cấu lại SCB để ngân hàng tạo ra lợi nhuận và bổ sung tiền lời đó cho số tiền ngân sách bỏ ra (Dự kiến thời gian có thể vài năm)

> Về mức độ ảnh hưởng tới các khoản vay sân sau của nhóm ngân hàng còn lại là có và có thể sẽ cho " thời gian" để xử lý cũng như dọn dẹp.

> Về mức độ ảnh hưởng thị trường Chứng khoán thì tâm lý là chính vì số tiền quá lớn mặc dù đã được "khoanh lại"!

Dư nợ của nhóm VTP tại SCB tính đến ngày 07-10-2022 là 304,096 tỷ đồng tiền gốc và 129,372 tỷ đồng liền nợ lãi và phí. Trong đó dư nợ gốc của nhóm VTP chiếm 80% tổng dư nợ cho vay của SCB và thuộc nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) so với tự đánh giá của SCB thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ 0.98%.

Như vậy có thể nhận thấy SCB có chất lượng tài sản thấp hơn rất nhiều so với công bố của phía ngân hàng này khi hơn 80% dư nợ thuộc nhóm 5. Hơn nữa tài sản đảm bảo cho 304,096 tỷ đồng dư nợ vay của nhóm VTP tại SCB theo đánh giá đa số là các tài sản được nâng định giá khống chưa đủ yêu cầu pháp lý và hồ sơ vay không đạt chất lượng.

Theo định giá lại ngày 30-09-2022, số lượng tài sản đảm bảo cho các khoản vay của VTP chỉ còn 108,109 tỷ đồng, có thể thấy nếu như SCB có thể hoàn thành việc thu hồi các tài sản này, ngân hàng này cũng sẽ mất một khoản khoảng 196 nghìn tỷ đồng.

SCB luôn trong tình trạng có số dư khoản phải thu nợ và lãi, phí lớn, tại thời điểm Quý 2 năm 2022, số dư phải thu đối với lãi phí hơn 115 nghìn tỷ đồng, tương ứng với việc VTP phần lớn nợ lãi vay đối với SCB. Như vậy việc nợ của nhóm VTP hiện tại đã không có khả năng thu hồi, SCB sẽ phải trích lập dần đối với khoản phải thu này, tuy nhiên 115 nghìn tỷ đồng là:

(1) Khoản quá lớn so với mặt bằng chung hệ thống ngân hàng.

(2) Quy mô nguồn thu của SCB do đó tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước (Viết tắt là NHNN) và các cơ quan quản lý sẽ phải có hướng xử lý khác cho tình trạng hiện nay cúa SCB.

Như vậy tổng cộng, SCB có thể mất:

(1) 196 nghìn tỷ đồng đến từ việc thu hồi tài sản đảm bảo cho các khoản vay của VTP.

(2) 129 nghìn tỷ đồng tiền lãi và phí phải thu. Tổng ước tính ~ 330 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 44% tổng tài sản của SCB ở thời điểm hiện tại.

Tôi đánh giá tác động đến thị trường chứng khoán chủ yếu là yếu tố tâm lý và có thể tác động trong vài phiên đầu tuần:

> Bản chất các thiệt hại này đã xảy ra và đã bị khoanh vùng.

> Về tiền gửi: NHNN đã đứng ra kiểm soát và cam kết cho người gửi tiền do đó rủi ro đến người gửi tiền là không có.

> Về trái phiếu: Hiện nay một số thông tin sẽ có các tập đoàn lớn tham gia xử lý các tài sản liên quan trái phiếu để hỗ trợ trái chủ.

> Về hệ thống ngân hàng: Bản chất SCB đã không tham gia nhiều vào Interbank (thị trường liên ngân hàng) từ lâu nên các khoản vay mượn của SCB trên hệ thống là gần như không có.

Hiện nay vấn đề SCB và VTP sẽ là vấn đề xử lý của Chính phủ và NHNN tác động đến nền kinh tế thực đã phản ánh từ trước và hiện đang được kiểm soát. Gánh nặng sẽ dồn vào SCB trong quá trình cơ cấu ngân hàng này trong dài hạn.

SCB có thể mất những gì?
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả