Sau 30 tuổi phải nộp đơn xin việc, liệu có là thất bại?
Một vài điểm mình thấy vụ này nó khái quát hóa quá nên mỗi người nhận định một kiểu.
Vậy rốt cuộc 30 phải đi xin việc có phải là "thất bại" không?
Đầu tiên, cần nhận ra trong một thị trường lao động, có rất nhiều ngoại lệ:
1. Một số ngành đào tạo lâu, 30 tuổi mới gọi là hết tập sự như ngành giảng viên đại học cần PhD (học miệt mài, có nhiều lĩnh vực cần postdoc nữa), hoặc bác sĩ.
2. Một số ngành sẽ có đổi việc sau một thời gian làm một vị trí cấp độ đầu vào ở công ty lớn, ví dụ chuyên gia tư vấn, phân tích, kế toán, sau khi đủ kinh nghiệm sẽ chọn lĩnh vực khác (vì nó nhiều tiền, làm ít giờ hơn ) như quản lý danh mục đầu tư, IR, đổi qua làm corporate, .v.v Nhóm này thì không đến nỗi 30, nhưng 26-28 mới đổi sau khi lên một vị trí đủ người lớn tuổi ở công ty kiểm toán, IB lớn, công ty tư vấn là thường.
3. Mấy bạn tech đang làm bị sa thải thì tuổi nào cũng có thể bị, nhưng cái ngành này nhiều thay đổi và nhiều biến hóa, nên nghỉ việc thì nghỉ thôi, dù là tự chọn hay bị cho nghỉ.
Vấn đề thứ hai, là cái vụ đổi việc ở giữa sự nghiệp, ở một vị trí lên không dễ, xuống không xong rồi đùng một cái bị mất việc hoặc phải chuyển việc vì nhiều lý do, thì cũng đúng khá nhiều và sẽ còn đúng nhiều trong tương lai.
Đặc biệt là nhiều dự báo cho rằng mấy con AI + công nghệ automation khác + Big Data + quan điểm giảm ban bệ trong công ty + trào lưu cắt giảm chi phí để đẩy lợi nhuận sẽ khiến nhiều người ở giữa sự nghiệp trên 30 sẽ mất việc dễ hơn.
Khi nó trở thành "bình thường mới" thì chắc định nghĩa là "thất bại" cũng không đúng.
Mà vậy phải quay lại câu hỏi "thất bại" được định nghĩa là gì? Nó cũng khó như định nghĩa "thành công" và "hạnh phúc" vậy, mỗi người có một cách gọi riêng cho mình.
Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận, cái vụ nói lao động lớn tuổi sẽ ngày càng khó tìm việc thì là một chủ đề trong một cái báo cáo WEO luôn chứ không phải là chuyện mà một số người lên án là kỳ thị tuổi tác gì.
2 vấn đề đặt ra một cách nghiêm túc trong các báo cáo về kinh tế và ổn định tài chính toàn cầu của WB & IMF mấy năm qua:
1. Là tỷ lệ người lao động lớn tuổi hơn rút lui ra khỏi thị trường lao động ngày một tăng;
2. Có bằng chứng thống kê cho thấy người trên 50 tuổi mất gấp đôi thời gian so với phần còn lại để tìm việc.
Con số 35 thì mình chưa thấy ở số liệu thống kê nào, nhưng 40 và 50 là những cột mốc có số liệu thống kê là "khó khăn hơn nhiều để tìm việc làm" và từ 50 thì nó "khó gấp đôi".
Năm ngoái thì Financial Times cũng có nhiều bài tranh luận liên quan đến vấn đề này, không nói cụ thể về tuổi 35 hay bao nhiêu, nhưng hàm ý là người tuổi lớn hơn sẽ khó khăn để thích ứng hơn trong việc tìm lại công việc trong nghề cũ trong thời đại sa thải hàng loạt "sa thải hàng loạt".
Tuy nhiên, không có nghĩa là cứ lớn tuổi, phải tìm việc thì là đều xui. Một bài báo trong chuỗi bài đó trên FT kể về những người may mắn bị sa thải khỏi một ngành ngon lành ở London hay Paris, đi về một vùng quê ít ngon lành hơn, làm cho một công ty nhỏ, lên vị trí lãnh đạo ở đó và có mức lương mà nếu ở lại trong công ty ở Paris và London nhiều năm sau cũng "không thể mơ tới". Bạn mình ở Anh có 1 người như vậy. Về quê, đổi việc tuổi hơn 35 chưa hẳn là xấu với tất cả.
Như có lần mình có cái bài Đọc Chậm - Trái ngọt trên vùng mặn - Kiên trì cho đến khi thành công, bạn cứ lì lợm, rồi thì vùng mặn cũng cho trái ngọt được.
Bài FT đó thì có cái câu này hay:
Sự nghiệp không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mọi chuyện có thể diễn ra khác đi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận