“Săn” địa ốc Đà Nẵng cuối năm: Chuộng đất nền phía Nam
Những tín hiệu tích cực đầu tiên đến từ phân khúc đất nền khi giá bắt đầu tăng nhẹ trở lại, thậm chí nóng dần về giai đoạn đầu tháng 7.
Hạ tầng hiện đại, đồng bộ cộng thêm chủ trương ưu tiên phân bổ nguồn vốn từ chính quyền địa phương, thị trường bất động sản phía Nam Đà Nẵng đang trở thành “thỏi nam châm” hút dòng tiền và tạo nên đợt sóng ngầm lớn đầu tiên sau đại dịch Covid-19.
Nhiều chuyên gia dự đoán từ nay đến hết quý II/2020 sẽ là khoảng thời gian vàng để giới đầu tư đang quan tâm thị trường Đà Nẵng nghiêm túc xem xét rót vốn vào đất nền, đất ven biển phía Nam thành phố; đặc biệt là các dự án khu vực Hòa Quý và Hòa Xuân.
Sau khi đại dịch COVID-19 được kiềm chế, giới đầu tư tại Đà Nẵng đã chứng kiến sự “rục rịch chuyển mình” của thị trường bất động sản khu vực phía Nam thành phố. Những tín hiệu tích cực đầu tiên đến từ phân khúc đất nền khi giá bắt đầu tăng nhẹ trở lại, thậm chí nóng dần về giai đoạn đầu tháng 7.
Điển hình như tại khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), đồ thị giá đất bắt đầu có xu hướng tăng nhiệt trong 2 tháng gần nhất. Lý giải về trạng thái “ấm lên” của thị trường, các chuyên gia đều cho rằng đây là xu thế tất yếu khi giá đất, đặc biệt là đất nền đã “bắt đáy” do tác động tiêu cực từ dịch COVID-19.
Không chỉ vậy, việc nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng tái khởi động hoàn thiện hạ tầng sau giai đoạn tạm dừng cũng là lý do quan trọng để giới đầu tư tin tưởng hơn khi đưa ra quyết định.
Các chuyên gia dự đoán, bất động sản khu vực phía Nam Đà Nẵng, đặc biệt là đất nền sẽ một trong những phân khúc hồi phục sớm nhất toàn của thành phố ven sông Hàn.
Thêm một lý do khiến thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng có triển vọng trong tương lai chính bởi chủ trương, quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế của thành phố.
Cụ thể, cuối tháng 5/2020, HĐND thành phố Đà Nẵng đã thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Theo đồ án này, từ nay đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút gần 300.000 tỷ đồng để quy hoạch, triển khai nhiều dự án như cảng Liên Chiểu, nạo vét sông Cổ Cò, tuyến đường vành đai phía Tây từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh…
Riêng dự án khơi thông sông Cổ Cò sẽ trực tiếp mở tuyến du lịch đường sông kết nối Đà Nẵng - Hội An (Quảng Nam). Hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng cũng thống nhất triển khai các điểm dừng chân, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch dọc tuyến. Đây sẽ là một tuyến “huyết mạch” giao thông mới dự kiến tạo sức bật mạnh mẽ cho sự phát triển khu Nam thành phố Đà Nẵng.
Đặc biệt, cũng theo đồ án này, hai mũi quy hoạch phát triển đô thị được xác định trong tương lai là phía Đông Nam và Tây Bắc, trong đó xu hướng phát triển về phía Nam để kết nối Đà Nẵng với khu đô thị Điện Bàn và phố cổ Hội An (Quảng Nam) được đặt nhiều kỳ vọng.
Hiện tại, trục Nam Đà Nẵng với các tuyến đường lớn như Võ Chí Công, Nguyễn Phước Lan tiếp tục đóng vai trò lan tỏa không gian đô thị Đà Nẵng xuống phía Nam. Bên cạnh đó còn là hệ thống resort, khách sạn cùng nhiều danh thắng như Ngũ Hành Sơn hay bãi tắm Sơn Thủy ngày càng nhộn nhịp hơn khi hè về.
Tới đây hệ thống hạ tầng khu vực này sẽ tiếp tục được “nâng cấp” mạnh mẽ hơn nữa khi các khu đô thị sinh thái Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) và Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) - hai khu đô thị sinh thái được bao bọc bởi dòng sông Cổ Cò được hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Chỉ thị 40-CT/TU của Thành Ủy Đà Nẵng ban hành tháng 5/2020 nhằm sốc lại nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 cũng xác định sẽ ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, khu công nghệ thông tin; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các khu công nghiệp mới thuộc phía nam thành phố như Hòa Ninh, Hòa Nhơn, Hòa Cầm giai đoạn 2…./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận