Review BCTC quý 2: HAG - Một cổ phiếu luôn tốn nhiều giấy mực
HAG - REVIEW BCTC HỢP NHẤT Q2/2022
Kết quả hoạt động SXKD
Những điểm chính trong kết quả hoạt động SXKD của HAG trong Q2/2022 như sau
- Doanh thu tăng 125% : 1,233 tỷ so với 547 tỷ cùng kỳ
- LN gộp tăng 384% : 271 tỷ so với 56 tỷ cùng kỳ
- Biên LN gộp tăng từ 10% lên 22%
- CF tài chính tăng 379% : 833 tỷ so với 174 tỷ cùng kỳ
- CF bán hàng tăng 194% : 91 tỷ so với 31 tỷ cùng kỳ
- CF QLDN tăng 249% : lợi nhuận 782 tỷ so với 224 tỷ cùng kỳ (hoàn nhập dự phòng nên thành âm chi phí >> biến thành lợi nhuận)
- LNTT tăng 679% : 257 tỷ so với 33 tỷ cùng kỳ
- LNST tăng 255% : 273 tỷ so với 77 tỷ cùng kỳ
- EPS tăng 253% : 293 so với 83 cùng kỳ
Tổng kết 2Q/2022:
- Doanh thu tăng 145% : 2,035 tỷ so với 832 tỷ cùng kỳ
- LN gộp tăng 419% : 561 tỷ so với 108 tỷ cùng kỳ
- Biên LN gộp tăng từ 13% lên 28%
- CF tài chính tăng 164% : 1,019 tỷ so với 386 tỷ cùng kỳ
- CF bán hàng tăng 196% : 142 tỷ so với 48 tỷ cùng kỳ
- CF QLDN: lợi nhuận 787 tỷ so với chi phí 142 tỷ cùng kỳ
- LNTT: 496 tỷ so với lỗ 214 tỷ cùng kỳ
- LNST tăng 6,538% : 531 tỷ so với 8 tỷ cùng kỳ
- EPS tăng 2,715% : 563 so với 20
Doanh thu Q2/2022 tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu trái cây tăng 223% (6T/2022 tăng 230%) và chiếm khoảng 50% tổng doanh thu. Doanh thu bán heo tăng 37% (6T/2022 tăng 75%) và chiếm khoảng 20% tổng doanh thu. Doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ khác cũng tăng mạnh 114% (6T/2022 tăng 132%), chiếm gần 30% tổng doanh thu.
Nhưng đáng chú ý nhất là sự thay đổi rất tốt của biên LN gộp (???). Biên LN gộp của trái cây trong Q2/2021 chỉ là 1% thì Q2/2022 tăng lên tới 46% (Tính cả 6T thì 60% so với 17% cùng kỳ). Biên LN gộp của bán heo trong Q2/2021 chỉ là 17% thì Q2/2022 tăng lên 35% (Tính cả 6T thì 40% so với 75% cùng kỳ). Còn biên LN gộp của bán hàng hóa và dịch vụ khác trong Q2/2021 là 21% thì trong Q2/2022 chỉ còn 2% (Tính cả 6T thì 9% so với âm 17% cùng kỳ). Tình chung tất cả thì biên LN gộp trong Q2/2022 là 22% so với 10% cùng kỳ (Tính cả 6T là 28% so với 13% cùng kỳ).
Tuy nhiên, kết quả HĐKD thuần của HAG lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ 2 giao dịch sau:
1. Chi phí tài chính: lập dự phòng cho khoản đầu tư dài hạn là 518 tỷ (dự phòng cho khoản đầu tư ở HNG)
2. Chi phí QLDN: hoàn nhập dự phòng 823 tỷ cho các khoản phải thu, cho vay (khá bùng nhùng đoạn này vì liên quan nhiều tới các số dư với các bên liên quan nhưng BCTC thì không thuyết minh chi tiết).
Tác động thuần của 2 khoản này trong Q2/2022 là dương 305 tỷ (lãi). Nếu loại trừ tác động này ra thì LN trước thuế của Q2/2022 thực tế là lỗ 48 tỷ (6T/2022 LN trước thuế chỉ còn 154 tỷ thay vì 497 tỷ). Thực ra, đây không phải là vấn đề mới của HAG trong 6T/2022, BCTC năm 2021 của HAG cũng bị ảnh hưởng lớn bởi giao dịch hoàn nhập dự phòng như thế này (trong năm 2021, hoàn nhập 891 tỷ).
Như vậy, có thể thấy rõ mặc dù KQKD từ bán chuối, bán lợn tăng rất tích cực nhưng lợi nhuận từ core business là chưa đáng kể. Báo cáo kết quả lợi nhuận sau thuế tốt là do ảnh hưởng trọng yếu bởi các bút toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng trong kỳ. Và vấn đề này đã tồn tại trong năm 2021, tiếp tục xảy ra trong năm 2022 và sẽ còn trong các năm tới. Nếu để đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động kinh doanh của HAG thì nên loại trừ các bút toán kiểu này.
Tài sản và công nợ
Tổng tài sản của HAG tại ngày 30/6/2022 là 19,254 tỷ tăng 4% so với đầu năm (18,438 tỷ), trong đó đáng chú ý là :
- Phải thu về cho vay (ngắn và dài hạn, chủ yếu là cho vay bên liên quan HNG và Cty Lê Me) giảm 23% : 6,916 tỷ so với 8,968 tỷ đầu năm >> số dư giảm đáng kể là tín hiệu khá tích cực vì đây vốn là khoản mục có rủi ro lớn.
- Dự phòng cho các khoản phải thu, cho vay giảm 59%: giảm từ 1,467 tỷ xuống còn 605 tỷ >> ảnh hưởng lớn tới kqkd 6T/2022 như đã phân tích bên trên.
- Đầu tư vào các đơn vị khác giảm 70% : 529 tỷ so với 1,778 tỷ cùng kỳ >> Dự phòng cho khoản đầu tư vào HNG. Tuy nhiên, nếu thị giá của HNG tăng mạnh thì HAG lại hoàn nhập dự phòng và lại ăn ra một khoản lợi nhuận hơn 500 tỷ trong các kỳ sau. - Hàng TK tăng 102% : 833 tỷ so với 413 tỷ đầu năm >> chủ yếu từ mảng nuôi lợn và trồng chuối. - TSCĐ tăng 27% : 3,563 tỷ so với 2,809 tỷ đầu năm >> xây dựng chuồng trại nuôi trồng mới. - Chi phí XDCBDD tăng 39% : 4,864 tỷ so với 3,495 tỷ đầu năm >> bao gồm các dự án chăn nuôi đang thực hiện. Tổng nợ phải trả của HAG tại ngày 30/6/2022 là 14,614 tỷ tăng 6% so với đầu năm (13,765 tỷ), trong đó đáng chú ý là: - Vay ngắn và dại hạn tăng 9% : 9,020 tỷ so với 8,285 tỷ đầu năm. Trong đó bao gồm: 6,440 tỷ vay trái phiếu, còn lại là vay ngân hàng và các bên khác. - Chi phí phải trả ngắn và dài hạn tăng 7% : 4,000 tỷ so với 3,742 tỷ đầu năm. Trong đó chủ yếu là khoản chi phí lãi vay. Đây là khoản chi phí lãi vay phải trả treo khá lâu >> khả năng HAG có thể thanh toán được khoản này như thế nào ??? Vốn chủ sở hữu của HAG tại ngày 30/6/2022 là 4,639 tỷ ổn định so với đầu năm (4,673 tỷ). ➢ Hệ số thanh toán hiện hành (TS NH/Nợ NH) : 0.9 (2021: 1) ➢ Hệ số nợ (Nợ phải trả/Vốn CSH) : 3.2 (2021: 2.9) ➢ Hệ số nợ vay (Nợ vay/Vốn CSH) : 1.9 (2021: 1.
Có thể thấy rõ là HAG đang có hệ số nợ rất cao và chứa đựng rủi ro tài chính lớn. Điều đáng chú ý là HAG phải duy trì hệ số nợ cao (từ vay trái phiếu và vay ngân hàng) và gánh lặng lãi vay lớn để tài trợ cho các khoản cho vay bên liên quan (HNG và Lê Me) bên cạnh yêu cầu vốn lớn cho việc đầu tư phát triển hệ thống trang trại chăn nuôi cây trồng. Nếu các công ty HNG và Lê Me gặp vấn đề tài chính thì HAG sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và có khả năng mất khả năng thanh toán. Rủi ro này là hiện hữu xuất phát từ các khoản dự phòng đã lập trong các năm trước cho các khoản phải thu và cho vay bên liên quan, và khoản treo chi phí lãi vay rất lớn còn chưa trả. Tuy nhiên, điều tích cực là trong năm 2021 và 2022, HAG đã giảm và hoàn nhập dần các khoản dự phòng này. Giả định là việc hoàn nhập các khoản dự phòng này là đúng (thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán VN) >> việc thu hồi các khoản phải thu và cho vay bên liên quan đã tích cực hơn rất nhiều và giảm quan ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, số dư cho vay cũng giảm dần trong Q2/2022.
Dòng tiền
• Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 39 tỷ (cùng kỳ: âm 421 tỷ).
• Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 407 tỷ (cùng kỳ: dương 1,129 tỷ >> chủ yếu tiền thu từ bán HNG trong năm 2021).
• Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 486 tỷ (cùng kỳ: âm 649 tỷ) >> vay mới
• Lưu chuyển tiền thuần trong năm dương 39 tỷ (cùng kỳ: 58 tỷ)
Nhìn chung, không có quá nhiều điều để nói về dòng tiền của HAG do nó cũng biến động theo các giao dịch cho vay bên liên quan, thoái vốn HNG, đi vay như đã phân tích bên trên. Theo đó, dòng tiền của HAG cũng khá phức tạp.
Tính tới 6T/2022, HAG cho thấy sự tăng trưởng ngoạn mục cả về doanh thu và biên lợi nhuận gộp của cả 2 mảng kinh doanh chính là Chăn nuôi heo và Trồng chuối. Tuy nhiên, kết quả hđkd (lợi nhuận thuần) từ core business là chưa tốt. HAG báo cáo LNST rất tốt nhưng là do ảnh hưởng từ các bút toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng đầu tư, phải thu, cho vay (như phân tích ở trên).
Hiện tại, chưa thể nói là HAG đang duy trì được tình hình tài chính lành mạnh. Hệ số nợ cao và quan ngại rủi ro thanh toán liên quan tới các khoản đi vay (trái phiếu, ngân hàng) và cho vay bên liên quan. Hy vọng rằng, với hướng phát triển kinh doanh sáng và bền vững của bầu Đức thì tình hình tài chính của HAG sẽ sớm được cải thiện trong tương lai.
Lưu ý: Bài viết đưa ra góc nhìn đánh giá dựa trên bctc! Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định mua bán!
Chúc anh chị có tuần mới giao dịch hiệu quả!
Câu hỏi về cổ phiếu Comment ở dưới bình luận! Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận