24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ bày cách cho startup sống sót qua 'khủng hoảng' Corona

"Sẽ mất thời gian đáng kể - có lẽ là vài quý - trước khi chúng ta có thể tin tưởng rằng đại dịch Covid-19 được ngăn chặn...".

Sequoia Capital, một trong những công ty đầu tư mạo hiểm có ảnh hưởng nhất trên thế giới tại Thung lũng Silicon, đơn vị từng cảnh báo các công ty khởi nghiệp về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vừa công bố một bức thư kêu gọi các nhà sáng lập và giám đốc điều hành các công ty khởi nghiệp "hãy chuẩn bị cho sự hỗn loạn" và gián đoạn kinh doanh khi virus Corona đang lây lan với tốc độ nhanh trên toàn cầu.

Bức thư của Sequoia Capital có tiêu đề "Coronavirus: The Black Swan of 2020"," (tạm dịch: "Virus Corona: Con thiên nga đen của năm 2020"). Hình ảnh thiên nga đen ám chỉ một sự kiện khó lường và hiếm gặp có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

"Sẽ mất thời gian đáng kể - có lẽ là vài quý - trước khi chúng ta có thể tin tưởng rằng virus này được ngăn chặn", bức thư Sequoia Capital của viết.

Quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ bày cách cho startup sống sót qua 'khủng hoảng' Corona

Bức thư của Sequoia Capital được công bố nhằm hướng dẫn các nhà sáng lập và giám đốc điều hành đảm bảo sức khỏe của doanh nghiệp khi phải đối mặt với những khủng hoảng tiềm tàng bởi sự lây lan khủng khiếp của virus Corona.

"Một vài công ty đang phải chứng kiến tỉ lệ tăng trưởng giảm mạnh, một số khác có thể phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung. Trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác có thể cắt giảm lãi suất thì những chính sách tiền tệ có thể là một công cụ để giảm bớt sự suy thoái kinh tế trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Năm 2008, Sequoia từng trình bày một bài thuyết trình nghiêm túc cho những người sáng lập startup có tên "RIP. Good Times". Bài thuyết trình thúc giục các công ty khởi nghiệp cắt giảm chi phí và bảo toàn vốn ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính phá hủy nền kinh tế toàn cầu.

Sequoia khuyến khích những người sáng lập suy xét mọi giả định về hoạt động kinh doanh. Những vấn đề cần đặt câu hỏi đó là:

1. Với số tiền hiện có, công ty có thể tự duy trì hoạt động trong bao lâu? Bạn có thể chấp nhận một vài quý kinh doanh không tốt nếu nền kinh tế không sáng sửa? Bạn đã có kế hoạch dự phòng chưa? Bạn có thể cắt giảm những chi phí nào mà không gây tổn hại cơ bản đến doanh nghiệp? Đặt những câu hỏi này ngay bây giờ để tránh những hậu quả có thể gây đau đớn trong tương lai.

2. Gây quỹ: Tài chính tư nhân có thể giảm đáng kể, như đã xảy ra vào năm 2001 và 2009. Bạn sẽ làm gì nếu việc gây quỹ với những điều khoản hấp dẫn thể hiện sự khó khăn vào năm 2020 và 2021? Bạn có thể biến một hoàn cảnh đầy thách thức thành cơ hội để đảm bảo thành công lâu dài không? Rất nhiều công ty hàng đầu đã được rèn giũa và định hình trong khoảng thời gian khó khăn. Google và PayPal đã phải chiến đấu vất vả vì hậu quả của đợt bong bóng dot-com. Gần đây, Airbnb, Square và Stripe đã được hình thành trong thời điểm giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Những hạn chế sẽ khiến tâm trí phải tập trung và là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo.

3. Dự đoán doanh số và bán hàng: Xem xét rằng khách hàng có thể thay đổi thói quen chi tiêu. Những giao dịch tưởng chắc chắn có thể sẽ dừng lại. Điều quan trọng là là đừng để công ty rơi vào tình trạng ngỡ ngàng.

4. Marketing: Với doanh số giảm, bạn có thể sẽ thấy những giá trị vòng đời của khách hàng đang giảm, bạn phải tối ưu chi phí để có khách hàng để duy trì đều đặn lợi nhuận trên vốn bỏ ra ở chi phí tiếp thị. Với sự không chắc chắn của nền kinh tế và việc gọi vốn ngày càng lớn, bạn phải tính toán việc thu hồi vốn đầu tư (ROI) cho chi phí tiếp thị.

5. Nhân sự: Áp lực tài chính có thể là thời điểm để đánh giá một cách nghiêm túc rằng liệu bạn có thể làm nhiều hơn với ít nhân sự hơn và tăng năng suất lao động hay không.

6. Chi tiêu vốn: Cho đến khi bạn lập biểu đồ tiến tới mục tiêu độc lập tài chính, hãy kiểm tra xem kế hoạch chi tiêu vốn của bạn có hợp lý trong một môi trường không ổn định hay không. Có thể không có lý do gì để thay đổi kế hoạch và biết đâu đấy, việc thay đổi của hoàn cảnh hiện tại thậm chí có thể sẽ tạo ra cơ hội để tăng tốc. Nhưng đây là những quyết định nên cân nhắc.

Trải qua mọi cuộc suy thoái kinh tế trong gần 50 năm qua, Sequoia Capital cho biết: "Chúng tôi đã học được một bài học quan trọng là không một ai từng hối hận khi thực hiện các điều chỉnh nhanh chóng và quyết đoán để thay đổi hoàn cảnh. Trong thời kỳ suy thoái, lợi nhuận và tiền mặt luôn giảm nhanh hơn chi phí. Có thể nói rằng doanh nghiệp đang phản ánh luật sinh học. Như nhà bác học Darwin từng nói, những người sống sót “không phải người mạnh nhất hay thông minh nhất mà là người dễ thích nghi nhất để thay đổi”.

Một điểm khác biệt của những công ty có thể tồn tại lâu dài là cách các lãnh đạo của họ phản ứng với những thời điểm khó khăn như thế này. Nhân viên đều nhận thức được về Covid-19 và đều đang băn khoăn bạn sẽ phản ứng như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì với họ.

Sự lạc quan sai lầm có thể dễ dàng khiến bạn lạc lối và ngăn bạn thực hiện các kế hoạch dự phòng hoặc có những hành động táo bạo. Tránh cái bẫy này bằng cách nhìn thẳng vào thực tế và hành động quyết đoán khi hoàn cảnh thay đổi. Hãy thể hiện khả năng lãnh đạo mà công ty bạn cần trong quãng thời căng thẳng này.

Alfred Lin, một đối tác của Sequoia Capital, người đã sống qua một vụ “thiên nga đen” với tư cách một giám đốc điều hành đã chia sẻ quan điểm cá nhân như sau: “Tôi từng đảm nhiệm vai trò COO/CFO của Zappos khi tôi được triệu tập đến văn phòng Sequoia vì bài thuyết trình RIP Good Times năm 2008, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính. Khi đó chúng tôi không biết, cũng giống như bây giờ vậy, chúng ta sẽ đối mặt với suy giảm bao lâu hay khó khăn thế nào. Những gì tôi có thể xác nhận là bài thuyết trình đã giúp đội ngũ và công ty của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Zappos nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính vì sẵn sàng nắm bắt tất cả các cơ hội sau khi những đối thủ của chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề”.

"Hãy giữ gìn sức khỏe, giữ cho doanh nghiệp của bạn và ghi dấu ấn vào thế giới", Sequoia Capital viết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả