menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

Quỹ đầu tư "ma"

Những năm trước đây hai quỹ đầu tư "ma" là GEM và DAS ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư chiến lược với một loạt công ty Việt Nam đang niêm yết trên sàn như FLC, HAG, HHS, HQC, ITA ... Nhưng chỉ một thời gian ngắn hai quỹ này biến mất như một làn khói và để lại một hậu quả tang thương với hàng vạn cổ đông, những nhà đầu tư kẹp hàng không kịp thoát... Thời gian gần đây xuất hiện một hiện tượng khá giống, không loại trừ một quỹ đầu tư "ma" lại xuất hiện?

Hôm nay có bạn nhắn tin hỏi tôi lúc 14:30 khi bắt đầu vào phiên ATC "anh ơi sập rồi, sao một loạt mã bị sàn thế kia. Có chạy hết không anh". Thực ra cũng không trách bạn đó được, chỉ vì bạn chưa hiểu và trải nghiệm cách thức giao dịch của ETF. Việc họ phải hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày Thứ sáu, tuần thứ ba của các tháng 3, 6, 9, 12, là điều qui định trong giao dịch của loại hình ETF.

Ở một thời khắc nhất định của phiên ATC, khi lệnh bán và mua được đưa vào, giá tạm khớp có thể không phản ánh chính xác giá khớp cuối cùng. Nhưng điều này đa số sẽ được cân lại vào những giây cuối cùng của phiên ATC. Để nói về ETF thì là một câu chuyện khá dài.

Tôi đã từng đứng lớp giảng dạy ở một số CTCK cho các bạn MG, các bạn chuyên viên phân tích, về chủ đề này. Có thể tóm lược là ETF là Quỹ đầu tư chỉ số, có nghĩa là họ mô phỏng chỉ số Vn-index theo một danh mục nhất định, theo một rule được công khai. Việc tracking chỉ số có ưu điểm là chi phí thấp, ra vào nhanh chóng. Hàng ngày họ có thể add mới hay redeem một lượng tiền nhờ việc thay đổi chênh lệch giữa giá CCQ của họ (niêm yết tại Mỹ đối với VanEck và FTSE, tại Đài loan đối với Fubon) và NAV. Cho nên nói rằng ETF không quan tâm đến lời hay lỗ khi mua bán cổ phiếu cũng không sai. Có lẽ sẽ rất phức tạp nếu tiếp tục đi sâu hơn vào các vấn đề liên quan, vì đây là học thuật, dành cho các bạn ở trình độ CFA hoặc tương đương.

Trên thế giới có rất nhiều Quỹ đầu tư thuộc các thể loại khác nhau từ quỹ mở, quỹ đóng cho đến quỹ chỉ số. Nhưng có một loại Quỹ đầu tư, chính xác hơn là đầu cơ ăn "xác chết". Đây là loại hình Quỹ đặc biệt được luật pháp cho phép ở các nước như Mỹ, Anh. Nhiều người gọi loại hình này là Quỹ đầu tư ma. Ma không phải là không có thật, mà là ở độ ma quái.

Cách đây khoảng 7-8 năm ở Việt nam nhiều người biết đến quỹ GEM (Global Emerging Markets). Đây là một quỹ của Mỹ với tài sản lên đến hơn 3 tỷ USD. GEM vào thời gian này bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt nam với một cách thức rất "lạ lùng". Họ tìm đến một số doanh nghiệp niêm yết đang bị khó khăn về dòng tiền, cổ phiếu đang ở giai đoạn thoái trào.

Đặc biệt là họ không quan tâm đến nội tại và KQKD của doanh nghiệp. Yếu tố ưu tiên trong việc chọn "con mồi" là có một ông chủ, nắm quyền và tỷ lệ cổ phiếu chi phối. Điều kiện họ đưa ra cho doanh nghiệp cũng khá hấp dẫn: cho vay một số tiền lớn, lãi suất thấp, chỉ cần cầm cố một lượng lớn cổ phiếu phổ thông, được tự do giao dịch.

Dưới vỏ bọc "đầu tư chiến lược" đã có 4 deal được hoàn thành vào thời gian đó là HHS 200 tỷ, DLG 400 tỷ, FLC 800 tỷ, HQC 20 triệu USD và HAG 1700 tỷ. Con số thực họ bỏ ra để mua cổ phiếu chiến lược qua sàn thấp hơn rất nhiều lần, nhưng việc họ nắm giữ cổ phiếu của các ông chủ trên là con số rất lớn. Sau đó, họ đã làm mọi cách để đẩy giá những cổ phiếu trên lên cao. Thời đó cứ nghe cổ nào có GEM tham gia là trần cứng ngay. Rồi họ bán ngay lập tức toàn bộ số cổ phiếu họ đang nắm giữ. Câu chuyện này là một góc khuất, một nỗi đau không chỉ của 4 ông chủ trên, mà còn là của TTCK Việt nam. Nhưng ít người biết tường tận, và cũng không có dịp để chia sẻ.

Quỹ đầu tư "ma"
Quỹ GEM ký cam kết đầu tư 1.700 tỷ đồng (tương đương 80 triệu USD) vào cổ phiếu HAG ngày 6/11/2014

Sau quỹ GEM là một tên tuổi khác cũng của Mỹ là quỹ DAS. Hình thức cũng tương tự, nhưng con mồi lần này có vẻ đã khôn hơn, ít cắn câu hơn. Cuối cùng cả GEM lẫn DAS đều biến mất như một làn khói. Nhưng những gì họ để lại là một hậu quả tang thương, một bãi chiến trường cho mọi người phải dọn dẹp. Tất cả những cổ phiếu FLC, HHS, DLG, HAG, HQC, ITA... đều bị tổn thương nghiêm trọng, giá đều giảm kinh hoàng so với thời trước khi GEM vào.

Những ngày gần đây lại xuất hiện một hiện tượng khá giống. Một loạt cổ phiếu cùng một họ do một công ty đầu tư tham gia là "cổ đông chiến lược", mua tăng tỷ trọng, đều tăng trần liên tục. Điều giống ở đây là những công ty này về nội tại hay KQKD đều thể hiện những con số không ấn tượng. Không loại trừ một quỹ đầu tư "ma" lại xuất hiện.

Có câu nói "Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với Ma mặc áo giấy". Đúng là như vậy, những NĐT thích mạo hiểm, ham muốn giàu nhanh, nên thực sự hiểu rõ họ đang đi cùng ai, Ma hay là Bụt. Nếu là đi với Ma, thì phải luôn cảnh giác, thận trọng và đủ sự nhanh nhẹn để ứng phó trong nhiều tình huống bất ngờ.

TTCK là muôn màu muôn vẻ, phải hiểu đúng bản chất từng câu chuyện. Tuyệt đối không đánh tráo khái niệm, hô hào tiếp tay cho ai đó, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thị trường trong tương lai.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

268 Yêu thích
80 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại