menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Vũ Sơn

Quý 2, dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7%

4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,5 tỷ USD (tăng 13%). Đặc biệt, sự phục hồi sau dịch Covid-19 đã diễn ra trong tháng 3 - tháng 4, khi xuất khẩu tăng lần lượt 17% và 30% so với cùng kỳ. Trong quý 2, VASEP dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ…

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm "hưởng lợi" từ làn sóng Covid mới

Cụ thể, do Ấn Độ - nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, gặp khó khăn với sản xuất và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nên sẽ là cơ hội với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Ấn Độ sản xuất khoảng 650.000-700.000 tấn tôm trong năm 2020 (-30% so với cùng kỳ). Làn sóng Covid-19 gần đây ở Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, trái ngược với nhiều dự báo về việc sản lượng sản xuất tôm ở Ấn Độ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2021. Điều này tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh (cụ thể là Ecuador, Indonesia và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu - đặc biệt là ở Mỹ.

Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ trong khi nguồn cung từ nhiều nước sản xuất sẽ giảm do dịch Covid-19.

Trong quý 1/2021, xuất khẩu tôm nguyên liệu nước ấm của Ấn Độ sang Mỹ giảm -9% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 10% so với cùng kỳ về giá trị - Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).

Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng. Ecuador là nước hưởng lợi tức thì, với mức tăng trưởng 37% so với cùng kỳ về sản lượng và 44% về giá trị trong Q1/2021 (2020: +50% so với cùng kỳ về giá trị). Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ giá bán bình quân thấp nhất trong số nhóm 5 nước hàng đầu - cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.

Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, với kết quả khả quan trong Q1/2021, khi tăng 41% so với cùng kỳ về sản lượng và 10% so với cùng kỳ về giá trị.

Quý 2, dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7%
Nhóm 5 nước xuất khẩu tôm nguyên liệu nước ấm (HS03) hàng đầu sang Mỹ (Nguồn: SSI Research)

"Dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu đối với tôm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới (EU và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến). Trong Q1/2021, Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong Nhóm 5 nước xuất khẩu hàng đầu" - chuyên gia của SSI Research, bình luận.

Riêng với cá tra, theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng 3% so với cùng kỳ trong Q1/2021 và 26% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 4/2021, trong đó xuất khẩu sang Mỹ (thị trường hàng đầu) tăng trở lại lần lượt ở mức 16% và 120% so với cùng kỳ.

Vẫn lo vì chi phí logistic cao

Theo BCTC được công bố trong quý 1/2021, hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều có lợi nhuận ròng giảm do: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh hơn so với giá bán bình quân; và chi phí logistic cao hơn trong Q1/2021.

"Trong khi giá bán bình quân có thể tăng dần vào cuối năm, chi phí logistics cao dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn, đây sẽ là những khó khăn không nhỏ với các DN ngành thủy sản trong thời gian tới", chuyên gia SSI Research, dự báo.

Cụ thể, với "vua tôm" Minh Phú (MPC), theo SSI, năm 2021 công ty đặt mục tiêu lợi nhuận ròng đầy tham vọng ở mức 1,4 nghìn tỷ đồng (+109% so với cùng kỳ). Nhưng, MPC khó đạt được kế hoạch LNST do chi phí logistic liên tục tăng cao.

Tương tự, với Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC), trong Q1/2021, mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh, nhưng chi phí nguyên liệu (cả tôm và thức ăn thủy sản) cao hơn đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận gộp từ 9,9% trong Q1/2020 xuống 7,7% trong Q1/2021. Ngoài ra, chi phí logistic cũng tăng 72%, kéo theo LNST giảm 23% so với cùng kỳ.

"Chi phí logistic cũng sẽ là gánh nặng của FMC trong thời gian tới khi chi phí logistics cao dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn", chuyên gia SSI Research nêu quan điểm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả