Quản lý nhân viên, quản lý sếp, quản lý đồng nghiệp
Người đi làm VN đã quá quen thuộc với cụm từ "quản lý nhân viên", "quản lý cấp dưới". Không mấy ai nghe cụm từ "quản lý sếp" hay "quản lý cấp trên" và "quản lý đồng nghiệp" hay "quản lý hàng ngang".
Quản lý nhân viên (managing down) thì dễ rồi. Họ thuộc quyền của mình, mình quản lý họ. Nhưng còn quản lý sếp là một nghệ thuật, đồng thời cũng là một khoa học.
Quản lý sếp (managing up) là một trong những cách giúp sếp làm việc hiệu quả, giúp sếp thành công, nhưng cũng đồng thời để chính mình làm việc hiệu quả và thành công.
Sếp là một trong những người giúp NV thành công, nhưng đồng thời cũng là người cản trở, gây khó khăn, là vật cản của NV, làm cho NV thui chột năng lực tư duy, năng lực làm việc, thui chột cả động lực lẫn cảm hứng làm việc.
Nếu không biết quản lý sếp, NV tự đưa mình vào thế khó, và cả sếp lẫn bản thân mình đều không hoàn thành các mục tiêu, chưa nói đến chuyện hai bên đều không cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng nhau. Tôi đi làm, dù là nhân viên hay quản lý cấp trung, hay làm CEO, tôi luôn có cách quản lý sếp để giúp sếp thành công, đồng thời giúp mình thành công. Quản lý sếp thế nào? Tôi đã từng có cả một hội thảo offline để nói về chủ đề này cách đây nhiều năm. Tiếc là đến nay vẫn chưa có thời gian tổ chức lại.
Còn quản lý hàng ngang (managing across) hay quản lý đồng nghiệp thì sao? Trong công việc, bạn luôn phải tương tác, phối hợp với các đồng nghiệp cùng cấp, cấp thấp hơn, hay cao hơn ở các phòng ban khác và đồng nghiệp trong cùng một bộ phận. Bạn phải biết cách quản lý họ, có nghĩa là bạn phải làm sao để giúp họ thực hiện công việc phối hợp với bạn thuận lợi, hiệu quả, đồng thời để họ giúp bạn phối hợp hiệu quả.
Có nhiều cách để quản lý đồng nghiệp. Ví dụ, tôi thường quản lý đồng nghiệp bằng cách nói rõ và thống nhất quan điểm và cách thức làm việc với họ, thống nhất mục tiêu, kế hoạch, deadline, quan điểm coi trọng cam kết (commitment) hơn đoàn kết, thống nhất quy trình, phương pháp, công cụ, làm việc, kết quả cần đạt...
Tôi tạo sức ảnh hưởng đối với họ bằng sự nghiêm túc, thiện chí và cam kết của bản thân. Tôi "bắt" họ phải chạy theo deadline của tôi bằng cách thống nhất kế hoạch và các mốc thời gian với họ. Tôi giải thích cho họ hiểu tầm quan trọng của công việc và kết quả đối với cả họ lẫn tôi. Và tôi kiểm soát tiến độ của họ bằng các cuộc họp song phương hoặc đa phương cùng họ để review tiến độ, kết quả, và để tạo không khí thân thiên, hợp tác, chung tay... Tôi tạo cho đồng nghiệp có cảm giác rằng, làm việc với tôi, công việc của họ chạy hơn, hiệu quả hơn, và phong cách của họ cũng chuyên nghiệp hơn.
Bạn đã bao giờ quản lý cấp trên và quản lý đồng nghiệp chưa?
* Quản lý "nóc nhà" để "nóc nhà" vui vẻ giúp mình thành công và có động lực làm việc, cống hiến là cả một khoa học, đồng thời là nghệ thuật!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận