Phương Tây hiểu lầm gì về Trung Quốc
Đây là một tiêu đề của một bài báo của tạp chí Harvard Business Review (HBR) trực thuộc Đại học Harvard danh tiếng, số Tháng 5-6 năm 2020.
Đầu tiên là người phương Tây luôn tin tưởng sâu sắc rằng sự phát triển kinh tế (hay sự giàu có của quốc gia) luôn gắn liền với thể chế dân chủ, họ đã viết thành sách và đi tuyên truyền khắp thế giới rằng “muốn tăng trưởng kinh tế, muốn giàu có và thịnh vượng” thì phải “xây dựng một nền tảng như ở phương Tây”.
Trong một bài phát biểu năm 2000, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố: “Bằng việc gia nhập WTO, Trung Quốc không chỉ đơn giản là đồng ý nhập khẩu nhiều sản phẩm của chúng ta hơn, mà còn đồng ý nhập khẩu một trong những giá trị được trân trọng nhất của nền dân chủ: tự do kinh tế”.
Vâng, thời điểm năm 2000 ấy, nền kinh tế Trung Quốc chỉ bằng có 11.76% nền kinh tế Mỹ, bằng 16.58% nền kinh tế khối EU, bằng 24% nền kinh tế Nhật Bản. Thế nhưng chỉ đúng 10 năm sau, năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đến năm 2021, Trung Quốc tiếp tục vượt cả khối EU, bằng 76% nền kinh tế Mỹ.
Giờ đây khi tổng kết lại, người phương Tây mới giật mình, trong 32 năm (2022-1990), nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp 45.6 lần về qui mô, trong khi đó Mỹ chỉ tăng có 4.3 lần, EU chỉ tăng có 2.7 lần, ngay cả khối ASEAN và Nam Á (bao gồm cả Ấn Độ) được coi là khu vực năng động nhất thế giới cũng chỉ tăng có 9.8 lần.
Đến mãi năm 2018, Mỹ mới giật mình, trước nguy cơ bị Trung Quốc soái ngôi cường quốc kinh tế số 1 thế giới, cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bằng lệnh áp thuế cao lên các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ và đến đời Tổng thống Joe Biden tiếp tục cuộc chiến bằng lệnh cấm xuất khẩu chip và thiết bị sản xuất chip cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Bằng cuộc chiến tranh thương mại và chiến tranh chip, người Mỹ hy vọng sẽ ngăn được sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, để tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới của mình. Mặc dù vậy, các tổ chức tài chính quốc tế vẫn dự đoán rằng đến năm 2034, Trung Quốc sẽ soái ngôi cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ.
Trong bài báo, Harvard Business Review cũng đã phải thừa nhận rằng “ở Trung Quốc, tăng trưởng diễn ra trong bối cảnh chế độ cộng sản ổn định, cho thấy rằng dân chủ và tăng trưởng không nhất thiết phải phụ thuộc lẫn nhau”.
Có nhiều người vẫn cho rằng, Trung Quốc phát triển không bền vững, họ chỉ mạnh về copy các thành tựu và sản phẩm công nghệ của Mỹ và phương Tây mà thôi. Các nhà xã hội học phương Tây lý giải rằng nguyên lý “dân chủ - thể chế quyết định sự phát triển và sự giàu có của mỗi quốc gia vẫn đúng trên toàn cầu”, “Trung Quốc chỉ là một ngoại lệ mà thôi”.
Trung Quốc phát triển không bền vững? Không bền vững gì mà tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong suốt 40 năm, lịch sử thế giới chưa từng có quốc gia nào có tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài như thế (kể cả Nhật Bản và Hàn Quốc trước đây).
Không bền vững gì mà đến 2023 này, Trung Quốc “dẫn đầu toàn cầu về đổi mới công nghệ”, chiếm đến 38% số bằng sáng chế (patent) trên toàn cầu, bằng tổng số bằng sáng chế của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại. Không bền vững gì mà họ có cơ sở hạ tầng khổng lồ (hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, hệ thống đường bộ cao tốc, hệ thống sân bay, nhà ga)? Không bền vững gì mà Trung Quốc có những “công ty hàng đầu thế giới về AI, công nghệ sinh học và khám phá không gian, mạng 5G”, cạnh tranh ngang hàng với Mỹ về thương mại điện tử, máy tính lượng tử, kính viễn vọng, ô tô tự lái, ô tô điện, tên lửa siêu thanh và nhiều lĩnh vực khác.
Ngoại lệ gì mà lại tạo nên sự phát triển kinh tế cao nhất thế giới cho một quốc gia có dân số 1.4 tỷ người (lớn hơn 1.4 lần toàn bộ dân số Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia giàu có khác cộng lại); chưa hết, quốc gia ấy có qui mô kinh tế lớn hơn cả qui mô kinh tế của khối EU gồm 27 quốc gia.
Tạm kết thúc phần “hiểu lầm đầu tiên của phương Tây về Trung Quốc”, trong số 3 hiểu lầm cùa phương Tây về Trung Quốc mà Harvard Business Review viết trong bài.
(Bạn nào không thích Trung Quốc, yêu quí Âu Mỹ đừng có vội chửi bài viết này, vì bài này chỉ viết theo một số ý chính của bài báo trên Harvard Business Review, có thêm một số ý và số liệu minh chứng cho ý của bài báo gốc mà thôi).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận