Phương Tây đã bán đứng các đồng minh Đông Nam Á của họ như thế nào?
Qua quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế trong 20 năm, Joe Studwell đã đúc kết rằng các quốc gia Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và có thể cả Trung Quốc) đã không đi theo mô hình kinh tế thị trường tự do của phương tây mà họ đi theo mô hình kinh tế thị trường có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước.
Mô hình kinh tế thị trường tự do, với triết lý “tự thân nó đã hiệu quả” của phương tây được gọi là kinh tế học hiệu quả, còn mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước của các nước Đông Bắc Á là mô hình kinh tế học phát triển.
Mô hình kinh tế học phát triển của các nước Đông Bắc Á gần giống với quá trình đào tạo, người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế được thu nhận dần dần những kỹ năng cần thiết của nền kinh tế thị trường tự do để có thể đủ sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác trên thế giới, đặc biệt là với các nước kinh tế phát triển phương tây. Kinh tế học phát triển đòi hỏi sự nuôi dưỡng, bảo hộ cạnh tranh của nhà nước ở giai đoạn đầu. Tất nhiên đến giai đoạn sau của sự phát triển, nền kinh tế phát triển sẽ tiến đến nền kinh tế thị trường tự do (kinh tế hiệu quả).
Như vậy các nước Đông Bắc Á đã chứng minh cho các kinh tế gia thế giới rằng không phải kinh tế thị trường tự do là mô hình duy nhất đúng, ít nhất tồn tại 2 mô hình kinh tế: kinh tế học hiệu quả (kinh tế thị trường tự do) và kinh tế học phát triển (kinh tế thị trường có sự can thiệp và điều tiết của nhà nước), kinh tế học phát triển là giai đoạn đầu, còn kinh tế học hiệu quả (tự do) là giai đoạn sau của quá trình phát triển. Vấn đề quan trọng nhất là nền kinh tế học phát triển có thể tiến đến nền kinh tế học hiệu quả hay không, nghĩa là hai giai đoạn phát triển kinh tế sẽ gặp nhau như thế nào và ở thời điểm nào.
Sự thất bại của các nước Đông Nam Á (Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia) bởi vì họ đã đi ngay vào mô hình kinh tế học hiệu quả, kinh tế thị trường tự do của phương tây, họ tin tưởng tuyệt đối vào các khuyến cáo của phương tây và những tổ chức tài chính do phương tây thành lập là WB và IMF, họ tin vào câu chuyện thành công và phát triển phi thường của các nước Đông Bắc Á, Hong Kong, Singapore, với hy vọng đất nước họ trở thành những con hổ Châu Á. Rất tiếc rằng thực chất các nước Đông Bắc Á không theo kinh tế thị trường tự do như phương tây tuyên truyền, mà họ đi theo kinh tế phát triển (có sự can thiệp và điều tiết của nhà nước), còn Hong Kong và Singapore không phải là một quốc gia thông thường, kết quả là các nước ĐNA chỉ trở thành những con hổ giấy mà thôi.
Điểm nguy hại ở chỗ là các nước Đông Nam Á rất khó để sửa sai và thay đổi, bởi “Trung tâm của vấn đề là các tầng lớp ưu việt ở Đông Nam Á quá phụ thuộc vào những người đã thống trị họ (những người đã đô hộ họ thời thuộc địa) đến nỗi họ vô tình hay cố ý mất đi khả năng (hoặc khao khát) suy nghĩ rõ ràng về phát triển kinh tế quốc gia” (Joe Studwell).
Theo nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế, chính những lời khuyên và những tuyên truyền về sức mạnh và tính ưu việt của kinh tế thị trường tự do của phương tây “đã bán đứng các đồng minh Đông Nam Á của họ”.
PS: Tóm lược theo các ý chính của Joe Studwell và một số học giả phương tây.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận